Đi vào nội tại. Thế giới những Mật Điển
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjcAsvGzLPPGayGdwK3HAEWd4YN-IeTnbYp9tXcV7WJyvdV8Po3xZcjdzyulq7cB9rU8S-Laj5BGPz0V3wEnUeorI_jW4FlkNnyrhDeCZ3il65eBXId2QzlTugwTay8uDeOVv9ic9k-RuqX/s640/122430-header_image.jpg)
Mật Điển:
Nhắm mắt,
Nhìn
vào bên trong bản thể từng chi tiết.
Từ
đó, sẽ nhìn thấy tính tự nhiên.
Ngắm
nhìn thân này không phải là vật chất.
Trong
khoảnh khắc trở thành nhận thức.
Nhìn
như ban đầu gặp gỡ người đẹp;
....
đối tượng bình thường.
Kỹ thuật
hôm nay thảo luận là nhấn mạnh thực hành về pháp nhìn. Trước khi đi vào phương
pháp này, có vài điều phải hiểu tường tận và rõ ràng, vì có liên quan đến bảy kỹ
thuật dính líu đến đôi mắt.
Thứ
nhất:
Mắt
là thành phần vô hình của thân vật lý. Nếu hữu hình có thể trở thành vô hình thì đôi
mắt cũng tương tự. Nếu đôi mắt thuộc về hình tướng thì cái nhìn là vô hình tướng.
Có thể nói mắt là điểm hội ngộ giữa tâm và thân, và không nơi nào trong thân vật
lý có điểm sâu sắc và quan trọng như thế.
Thân vật
lý và bạn đã phân ly, có một khoảng cách khác biệt rất lớn. Nhưng với đôi mắt,
bạn rất gần gũi với thân vật lý và thân vật lý lại gần gũi tâm thức. Đó là lý
do tại sao đôi mắt được sử dụng trong kỹ thuật đi vào hành trình nội tại. Bạn
chỉ cần một bước nhảy từ cái nhìn của đôi mắt có thể đi thẳng về nguồn.
Điều này
cũng có thể xảy ra từ bàn tay, trái tim hay bất cứ nơi nào trên thân thể, nhưng
phải theo chuyến du hành thật dài với khoảng cách thật xa. Thế nhưng với đôi mắt;
đó là bước nhảy vọt vào nền tảng bản thể. Vì thế, đôi mắt thường được ứng dụng
không hề gián đoạn trong quan kiến của hệ thống Yogic và tu tập Mật điển.
Có lẽ vì
đôi mắt gần gũi với chúng ta. Nếu nhìn vào đôi mắt người khác, bạn có thể nhìn
tận bên trong vì tư tưởng hiện diện nơi được gọi là cửa sổ tâm hồn. Đó là một
nghệ thuật nhưng cũng rất khó khăn. Vấn đề chỉ xảy ra khi đã thấu suốt về con mắt
thứ ba. Lúc ấy, mới có thể sờ chạm đến điểm sâu lắng của người khác.
Đó là lí
do tại sao trong tình yêu, bạn có thể nhìn sâu vào đôi mắt đối tượng. Nhưng nếu
nhìn thẳng vào đôi mắt người lạ, họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục: bạn đã vi phạm
nguyên tắc giao tiếp. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn vào thân vật lý. Nhưng nếu
nhìn thẳng vào mắt ai là vi phạm vào thế giới riêng tư, vào sự tự do của người
khác.
Bạn đã
xâm nhập, đã bước vào mà không được mời gọi. Thông thường bạn có thể nhìn trong
vòng vài ba giây. Bạn chỉ được phép thể hiện cái nhìn hời hợt và di chuyển cặp
mắt. Nếu không, họ sẽ cảm thấy bị lăng nhục với cái nhìn thô bạo, thiếu tế nhị
và thanh tao, vì không ai muốn người khác nhìn sâu vào nội tại.
Nhưng
trong tình yêu bạn có thể. Với tình yêu, bạn không còn giữ bất cứ bí mật nào
riêng tư. Bây giờ, bạn hoàn toàn mở rộng; còn đối tượng luôn luôn đón chào và
khao khát thiết lập quan hệ với bạn. Khi hai người tình nhìn nhau, có nghĩa là
họ hội ngộ ở một điểm trong sâu thẳm tâm thức, không phải trên thân vật lý.
Thứ
hai:
Tâm
thức hay tư tưởng ẩn chứa trong cái nhìn của bạn nên người mù thường có nét
mặt vô hồn: không phải vì thiếu đôi mắt, nhưng trên gương mặt không thể hiện sự
sống. Đôi mắt là ánh sáng của gương mặt, nó làm gương mặt rực sáng với những
nét lung linh đầy sinh động.
Khi đôi
mắt không còn, nét mặt sẽ thiếu sinh động. Vì thế, người mù hoàn toàn khép kín.
Bạn không thể nào bước vào thế giới của họ. Cho nên bạn nhận thấy người mù hình
như rất bí ẩn và kín đáo. Bạn có thể tin tưởng ở họ. Nếu tiết lộ bí mật với họ,
bạn có thể tin tưởng hoàn toàn. Vì họ luôn giữ kín, và rất khó khăn để nhận biết
được hay dò xét điều gì bí ẩn nơi họ.
Nếu có
điều gì bí mật, cặp mắt sẽ tiết lộ. Khó nhất để kiểm soát là đôi mắt, nên giờ
đây có rất nhiều cuộc thí nghiệm được thể hiện với đôi mắt. Thí dụ: Người độc
thân nói rằng: Ông không hề bị phái nữ lôi cuốn hay thu hút, nhưng ánh mắt ông
phơi bày việc ông ta chôn dấu ham muốn. Nếu có một phụ nữ đẹp bước vào phòng,
có thể ông không nhìn, nhưng cái không ngắm nhìn có sự cố gắng đè nén vi tế và
đôi mắt sẽ thể hiện những gì ẩn chứa bên trong.
Khi một
người phụ nữ đẹp bước vào phòng, con ngươi đôi mắt tự động mở lớn và chấp nhận
không gian rộng mở cho người đẹp bước vào. Bạn không thể làm gì được. Vì sự mở
rộng con ngươi tự động vận hành. Đó là điều bạn không thể kiểm soát. Và con mắt
là cánh cửa dẫn đến sự bí mật trong bạn. Nếu ai muốn bước vào thế giới bí mật của
bạn, đôi mắt chính là cánh cửa.
Như vậy,
nếu biết mở cửa, tâm thức bạn sẽ rộng mở. Và nếu muốn khám phá hay bước vào nội
tại bản thể, bạn sẽ sử dụng như hệ thống khoá hay mở. Bạn sẽ làm việc với đôi mắt
và chỉ thế mới có thể bước vào thế giới của riêng mình.
Thứ
ba:
Mắt
chuyển động như thể trạng chất lỏng. Nó thường xuyên chuyển di và sự chuyển động
có hệ thống riêng, vận hành riêng với nhịp điệp riêng. Mắt không thể chuyển di
theo sự sắp đặt hay lập trình. Vì nó có tiết điệu riêng và tự thể hiện nhiều vấn
đề khác nhau.
Nếu có
tư tưởng tính dục, mắt sẽ vận hành với tiết điệu về ham muốn dục tính. Chỉ cần
nhìn vào đôi mắt và sự chuyển động của nó, người ta có thể nói tư tưởng nào
đang hình thành trong bạn. Khi bạn đói, đương nhiên tư tưởng về thực phẩm thể
hiện trong đôi mắt và nó sẽ chuyển động theo phương cách khác.
Sự chuyển
động của đôi mắt được gọi là REM (Rapid eye movement) và có thể được ghi lại
trên đồ thị như điện tim đồ. Sự chuyển động đôi mắt trong giấc ngủ vẫn được ghi
nhận. Đồ thị sẽ ghi nhận những thông tin cả khi chúng ta mộng hay không mộng.
Khi không mộng, đôi mắt tự dừng lại trong vị thế bất động.
Sự chuyển
di giống như bạn đang nhìn những cảnh trong phim ảnh. Nếu xem phim, con mắt bạn
di chuyển. Cùng phương cách, trong mộng đôi mắt bạn sẽ chuyển động. Mắt nhìn thấy
điều gì đó rồi chuyển động theo. Đối với mắt, không có sự khác biệt giữa những
hình ảnh đang trình chiếu trên màn ảnh hay trong mộng.
Có nghĩa
là REM ghi nhận và báo cáo lại bạn mộng như thế nào và có bao nhiêu sự chuyển động
không mộng. Có người nói rằng: "Tôi không còn mộng." Chẳng qua họ
không nhớ những gì đã xảy ra trong mộng. Thực sự họ mộng cả đêm nhưng không nhớ.
Như thế trí nhớ họ không được tốt cho lắm, vì thế khi thức dậy và cho rằng:
"Tôi không mộng." Đừng nên tin là họ không mộng.
Tại sao
đôi mắt chuyển di khi có mộng và dừng lại khi không mộng? Mỗi sự chuyển động của
đôi mắt nối kết với tiến trình tư tưởng. Nếu đang suy nghĩ, ngay lúc ấy đôi mắt
sẽ chuyển di. Nếu không suy nghĩ đôi mắt tự dừng lại vì không cần thiết. Ngay
điểm này, bạn nhận ra nếu tư tưởng không dao động, đôi mắt bạn sẽ ở trong trạng
thái định.
Thứ
tư:
Đôi
mắt liên tục chuyển động một cách tự nhiên, từ đối tượng này sang đối tượng
khác; như dòng sông chảy mãi không ngừng. Bạn có thể dừng mắt lại ở điểm cố định nào đó
không cho nó chuyển vận... Nhưng sự chuyển động vốn tự nhiên. Bạn không thể nào
ngừng sự chuyển động; tuy nhiên, vẫn có thể dừng lại trong khoảng thời gian nào
đó.
Phải hiểu
sự khác biệt. Dừng mắt tại điểm nào đó. Ví dụ một điểm trên bức tường và nhìn
chăm chăm vào đó, không cho mắt chuyển động. Nhưng sự chuyển động không thể bất
động, nên khi tập trung vào một điểm sẽ có những hiện tượng chuyển động khác xuất
hiện từ bên trong.
Cũng có
thể nói nó sẽ chuyển động theo cách khác. Nếu bạn không cho chuyển động từ A
sang B, nó sẽ chuyển ngược vào trong. Vì sự chuyển động là tất nhiên, giống như
tư tưởng, nó cần hoạt động. Nếu bất ngờ bị dừng lại, tự động chuyển hướng quay
ngược vào trong.
Như vậy
có hai vấn đề phải xảy ra:
Khuynh
hướng hướng chuyển động từ đối tượng A sang B theo thông thường.
Theo quan
kiến Tantra và Yoga, khi dừng sự chuyển động theo chiều ngang, mắt sẽ tự quay về
tâm nội tại. Nếu hiểu biết rõ ràng về bốn vấn đề nêu trên, rất dễ dàng hiểu và
thực hành kỹ thuật về cái nhìn.
Nhắm mắt
nhưng vẫn chưa đầy đủ yếu tố. Đóng hoàn toàn có nghĩa là nhắm và dừng sự chuyển
di. Cho dù nhắm mắt, bạn vẫn nhìn và tưởng tượng rất nhiều sự kiện. Nhưng những
sự kiện không hề hiện hữu mà sự tưởng tượng, ghi nhớ từ ký ức bắt đầu tuôn chảy.
Những sự kiện đó cũng là tính cách hướng ngoại. Có nghĩa là đôi mắt bạn vẫn
chưa dừng lại trọn vẹn.
Hãy hiểu
rõ sự khác biệt này. Nhắm mắt thì quá dễ và ai cũng có thể nhắm mắt trong vài
phút. Ban đêm bạn nhắm mắt nhưng không thể khám phá tính tự nhiên chuyển di của
nội tại. Nhắm mắt ở đây có nghĩa: "Không còn gì tồn đọng để nhận thấy,
không còn đối tượng để hướng ngoại. Cũng không tưởng tượng những sự kiện bên
trong như bóng tối hay như bất ngờ bạn bị mù lòa."
Một khi
thực hành kỹ thuật, đó là tiến trình rất lâu dài và không thể thành tựu bất ngờ
hay được thể hiện một cách nhanh chóng. Bạn cần kiên trì trong thời gian tu tập
dài lâu.
Nhắm mắt
lại và hướng nội bằng cách dừng tất cả sự chuyển di của đôi mắt. Hãy cảm nhận
và đừng để bất cứ tư tưởng nào xâm nhập. Cảm nhận bạn đã trở thành hòn đá và
duy trì sự trạng thái bất động của đôi mắt. Bất ngờ một ngày nào đó sẽ nhận ra
rằng bạn đang nhìn chính mình.
Bạn ra
khỏi nhà và nhìn, nhưng là cái nhìn bên ngoài căn nhà. Khi nói những gì chung
quanh tòa nhà, chỉ bằng cái nhìn phiến diện bên ngoài của những bức tường. Bước
vào bên trong cũng là những bức tường; nhưng bạn đang nhìn những gì chứa đựng từ
bên trong.
Bạn chỉ
có thể nhìn thấy bên ngoài thân thể, chưa bao giờ hiểu và nhìn vào tận bên
trong. Chưa bao giờ bạn đi vào chính mình. Chưa bao giờ bạn ở tại trung tâm của
thân và tâm để ngắm nhìn cái gì chuyển di từ bên trong bản thể.
Kỹ thuật
này rất có ích trong kỹ thuật cái nhìn quay vào trong; và nó sẽ chuyển hóa toàn
diện tâm thức và cuộc sống bạn. Khi có được cái nhìn hướng nội, lập tức cuộc sống
trở nên khác lạ và hình như bạn đang sống ở thế giới nào khác. Vì chúng ta đã
quen đồng hóa thân thể và tư tưởng là mình nên hình thành cái nhìn hướng ngoại.
Nhìn từ
bên trong, bạn có thể chuyển di cái nhìn bằng tâm thức, từ chót ngón chân đến đỉnh
đầu. Có nghĩa là bạn ở bên trong thân vật lý. Khi có khả năng nhìn và chuyển động
từ nội tại. Không khó khăn gì để hướng cái nhìn ra bên ngoài.
Khi đã
biết sự chuyển di như thế nào, có nghĩa là có thể tự tách rời ra khỏi thân vật
lý và hoàn toàn tự do không còn bị giam hãm hay lệ thuộc vào thân vật lý. Bạn
đã có lực hút, và đã trở về cái vô giới hạn vì được giải phóng toàn diện. Bạn
có thể thoát ra khỏi thân vật lý, có thể đến và đi bất cứ nơi nào và thân chỉ
là nơi tạm trú.
Nhắm mắt
lại, nhìn vào bên trong một cách chi tiết và quan sát tay và chân. Quan sát đến
đầu ngón chân. Quên hẳn thân thể, chỉ cần chuyển di tư tưởng đến đầu ngón chân.
Dừng tại đó và nhìn. Rồi từ chân hướng lên tất cả tứ chi, các bạn sẽ nhận thấy
nhiều sự việc khác lạ xảy ra.
Thân bạn
đầy mẫn cảm và bén nhạy. Nếu chạm vào ai, bạn có thể chuyển di những mẫn cảm trọn
vẹn trong bàn tay và sự sờ chạm cũng là phương thức để chuyển hóa. Đó là lý do
khi vị thầy chạm vào người bạn, sự an lạc có thể xảy ra.
Nếu có
thể chuyển di toàn diện đến một điểm trong thân. Điểm đó trở nên sinh động.
Sinh động đến độ bạn không thể tưởng được; vì những gì xảy ra như sự thần diệu.
Khi chuyển di hướng cái nhìn trọn vẹn vào mắt ai, bạn sẽ thấm nhuần trong đối
tượng và đi sâu vào bí mật của họ. Vì thế vị thầy có rất nhiều việc để làm. Một
trong những điều căn bản là: "Nhận định rõ và thẩm thấu tận bên trong đến
vùng sâu thẳm chưa bao giờ bạn biết đến."
Nếu vị
thầy nói có điều gì đó ẩn tàng trong bạn, bạn sẽ không tin. Làm sao tin cho được.
Bạn chưa bao giờ ý thức về sự bí ẩn và chỉ biết một phần rất nhỏ của tâm thức.
Trong khi chúng ta có tất cả 9 tầng lớp tâm thức chưa được khám phá. Nhưng qua
đôi mắt có cái nhìn thẩm thấu có thể nhận ra được.
Nhắm mắt
lại; nhìn một cách thật chi tiết vào bản thể nội tại. Đầu tiên sử dụng kỹ thuật:
Từ trung tâm, nhìn thẳng vào thực thể của thân. Đứng tại đó và quan sát. Bạn sẽ
tách ra khỏi thân vật lý. Có nghĩa là người nhìn chẳng bao giờ ngắm nhìn. Người
quan sát hoàn toàn khác biệt với đối tượng hay vật thể.
Nếu có
thể nhìn thân vật lý từ bên trong, chắc chắn bạn không còn ảo giác đồng hóa
thân vật lý chính là bạn. Bạn hoàn toàn khác biệt với lúc xưa. Bạn vẫn an trú
trong thân nhưng không còn lầm lẫn đồng hóa mình là nó.
Tiếp
theo là chuyển động tự do, bạn thoát khỏi sự lệ thuộc và kiềm chế của thân vật
lý. Bây giờ, bạn lắng sâu và có thể đi vào hơn vào chín tầng lớp tâm thức và vô
thức. Đó là chín sào huyệt tâm thức. Khi đã tiến vào hang động tâm thức; chắc
chắn bạn sẽ rời khỏi thức phô diễn và nhận ra tâm thức cũng có thể quan sát được.
Đột nhập
vào tầng lớp tâm thức đó là mục tiêu của kỹ thuật. Thân và tâm đều tham dự và
quan sát từ bên trong. Bạn đơn giản chỉ là một chứng nhân và cái nhìn không còn
bị chi phối.
Đó là lí
do tại sao cốt tủy bên trong mới chính là bạn. Khi đã đến giai đoạn này, bạn
không còn lầm lẫn, không còn thấm nhuần, không còn chuyển động, không còn sự
quan sát. Duy chỉ một điều bạn đã trở về chính mình. Bạn không còn là nhân chứng
hay người quan sát. Vì bạn chính là nguồn của sự quan sát.
Nếu ai
nói: "Tôi là nhân chứng đang chứng kiến." Điều này hoàn toàn phi lý.
Tại sao phi lý? Nếu bạn là chứng nhân chứng kiến thì sự chứng kiến đã phủ nhận
việc quan sát. Có nghĩa là bạn không thể làm chứng khi bạn là chứng cớ.
Điều có
thể nhìn thấy nhưng không thể thấy. Điều có thể quan sát nhưng không thể quan
sát. Điều có thể ý thức cũng không thể ý thức. Điểm mấu chốt là vượt qua khỏi ý
thức. Khi ấy bạn trở về chính bạn. Bạn không còn phân ly và chia chẻ trong tính
chất nhị nguyên: Đối tượng và chủ thể. Đơn giản chỉ là quan sát.
Charvaka
nói rằng bạn không thể biết về ngã; vốn không có tri thức tự ngã. Làm sao bạn
có thể nói có một bản ngã. Bất cứ điều bạn biết đều không phải là ngã. Người nhận
biết là ngã không phải sự biết là bản ngã. Bạn không thể nào nói: Tôi biết về
mình. Đó là điều phi lý. Làm sao bạn có thể biết về mình và: "Ai sẽ là người
hiểu biết và ai là sự hiểu biết."
Tri thức
là sự chia chẻ giữa chủ thể và đối tượng. Người nhận biết và sự biết. Charvaka
cho rằng: "Nếu ai tuyên bố họ biết về mình là phi lý." Tự biết mình
là điều không thể bởi vì người nhận biết là ngã, và không thể nào biến đổi
thành sự hiểu biết. Nếu bạn không biết về ngã, làm sao bạn có thể nói về ngã?
Người
thích Charvaka không tin vào sự hiện diện của bản ngã, và không có bản ngã tồn
tại miên viễn được gọi là "Anatmavadin". Họ cho rằng: "Không có
bản ngã" nhưng không nên được xem là sự phủ nhận. Trên nguyên tắc, họ có
thể đúng, nhưng với bí ẩn của cuộc sống: "Những gì được xem là bước khởi đầu
chưa phải là sự kết thúc."
Thí dụ:
Trong phòng tối bật đèn sáng, bạn sẽ nhìn thấy tất cả những vật thể. Khi đèn tắt
và bóng tối trùm phủ. Bạn không nhìn thấy gì cả. Lúc ấy bạn có thể quan sát những
việc gì xảy ra không. Nếu không có vật thể bạn có thể nhìn thấy cái gọi là đèn
hay ánh sáng không.
Bạn
không có khả năng nhìn ánh sáng phát ra từ chính nó. Bạn chỉ nhìn được sự phản
chiếu của ánh sáng với một vật thể khác. Tia sáng đi đến vật thể và phản chiếu
vào đôi mắt. Khi đốt đèn, bạn không bao giờ nhìn thấy tia sáng mà chỉ có thể
nhìn sự phản chiếu của ánh sáng từ vật thể. Có nghĩa là nhờ vào vật thể chúng
ta mới có thể cảm nhận được ánh sáng.
Nói theo
quan kiến khoa học: "Nếu không có các vật thể, tất nhiên không thể nhận thấy
áng sáng." Khi bạn nhìn bầu trời xanh, không hẳn vì nó xanh. Nó chỉ giống
như màu xanh; vì dung chứa những tia sáng vũ trụ giống như màu xanh.
Ánh sáng
này không thể phản chiếu và chạm vào mắt bạn. Nếu bạn đi sâu vào không gian; chỉ
là bóng đêm dầy đặc. Ánh sáng chỉ đi ngang qua và tất cả chỉ là bóng tối nếu
không có vật thể phản ánh lại.
Charvaka
nói: "Nếu bạn hướng về bên trong đến một điểm duy nhất. Lúc ấy sự quan sát
chẳng có gì để quan sát. Thế thì làm sao nhận biết có quan sát. Muốn quan sát cần
phải có đối tượng hay vật thể thì mới có thể quan sát." Đối với khoa học
lý thuyết hoàn toàn hợp lý. Nhưng đối với sự sống không thể như thế.
Những ai
thực sự chuyển động bên trong chạm đến điểm không còn vật thể hay đối tượng. Chỉ
thuần là tâm thức. Lúc ấy bạn đang là... nhưng không có gì để nhìn và tất cả chỉ
có cái nhìn. Đơn giản còn lại chủ thể; tất cả vật thể đều tan biến.
Khoảnh
khắc chạm đến điểm mốc, có nghĩa là đã chạm vào bản thể và có thể gọi đó là điểm
"Alpha, sự khởi đầu." Vẫn có thể gọi là: "Omega, sự kết
thúc"; cũng không sao. Sự khởi đầu cũng là điểm kết thúc. Có nghĩa:
"Alpha cũng chính là Omega." Cũng có quyền gọi là "Tự tính"
nếu bạn thích, vì ngôn ngữ đã trở thành vô nghĩa khi bước vào thế giới phi nhị
nguyên.
Ngôn ngữ
chỉ có hiệu lực và có ý nghĩa khi lệ thuộc thế giới nhị nguyên. Vì ngôn ngữ
hình thành từ thế giới nhị nguyên. Thực sự nó chỉ là những ký hiệu hay biểu tượng
hoàn toàn vô nghĩa khi sống trong thế giới phi nhị nguyên (Trung tính hay không
thiên vị).
Đó là lí
do tại sao những người hoàn toàn sáng tỏ rõ biết, họ chỉ yên lặng hay chỉ dùng
những biểu tượng để trình bày. Vì đối với họ, những lời phát biểu không thể như
thực mà hoàn toàn làm người khác rơi vào lầm lẫn.
Lão Tử
nói: "Những gì có thể nói được điều không phải là chân lý. Chân lý chỉ yên
lặng." Và ông yên lặng suốt cuộc đời; chẳng để lại bất cứ điều gì. Ông
nói: "Nếu tôi nói điều gì có nghĩa là sai lầm. Vì không có gì để
nói."
Thân và
tâm không phải là hai. Tốt hơn là thân và tâm đồng bộ. Có thể xem tâm là phần
nhẹ nhàng và vi tế của thân và thân là phần thô của tâm. Nếu bạn ý thức về cấu
trúc thân, tâm; nếu rõ biết về sự hình thành cấu trúc thân, tâm; bạn sẽ tự do
và thoát khỏi sự vây hãm và hoàn toàn mới lạ.
Sự nhận
biết là bạn rời khỏi quan kiến thân hay tâm là mình. Có nghĩa là bạn trở về
chính mình. Bạn vốn là bản tính tự nhiên. Thân vật lý sẽ chết nhưng bản thể tự
nhiên vẫn thường hằng. Tâm thức này chuyển đổi rất nhiều lần nhưng sự sống là bất
tử. Bản thể tự nhiên đã là sự vĩnh hằng. Đó là lí do tại sao không nên định
danh hay định hình; mà cần vượt qua cả hai phạm trù.
Nhưng
làm sao để thực tập kỹ thuật này? Điều cần thiết là nên khép mắt lại hoàn toàn.
Thử nhắm mắt và dừng chuyển động. Hãy để đôi mắt như bức tượng, như hòn đá. Có
nghĩa là hoàn toàn bất động. Không có sự chuyển động nào xảy ra. Bất ngờ, ngày
nào đó bạn đang thực hành, có điều gì đang xảy ra như bạn sẵn có khả năng nhìn
từ bên trong.
Mắt lúc
nào cũng có khuynh hướng hướng ngoại; bây giờ sẽ quay lại vào trong và bạn bắt
đầu có cái thoáng nhìn của bản thể. Và những gì tiếp theo không còn gì khó khăn
cho lắm khi bạn đã có cái thoáng nhìn của nội tại. Giờ đây bạn biết mình sẽ làm
gì và chuyển động như thế nào.
Chỉ cái
nhìn đầu tiên là khó khăn, còn sau đó bạn sẽ thông thạo. Kỹ thuật đã trở thành
trò chơi hay giống như một mưu mẹo. Và bất cứ lúc nào nhắm đôi mắt lại trong trạng
thái bất động. Lúc ấy bạn bắt đầu bước vào vương quốc.
Khi đức
Phật sắp sửa rời bỏ thân vật lý. Ngày cuối cùng, ngài nói với các đệ tử: Còn có
vấn đề nào để hỏi. Họ chỉ than khóc và nói: "Ngài đã nói rất nhiều. Nên giờ
đây chúng con không có gì để hỏi."
Một vấn
đề đức Phật thường hỏi lại ba lần. Ngài không bao giờ dừng lại sau lần hỏi đầu
tiên và thường hỏi lại cho dù có người lên tiếng. Các đệ tử hỏi: "Sao ngài
hỏi lại ba lần với cùng một vấn đề ?" Ngài trả lời: "Con người thường
không ý thức và lúc nào cũng lang thang trong sự mờ ảo của tâm thức. Nên có thể
họ không nghe câu hỏi trong lần đầu tiên và có thể cả lần thứ hai?"
Ngài hỏi
tăng đoàn ba lần và các đệ tử trả lời: "Bây giờ, chúng con không có gì để
hỏi. Vì ngài đã nói rất nhiều với tất cả các vấn đề." Đức Phật nhắm mắt lại
và nói: "Nếu không có gì để hỏi; thế thì, trước khi thân vật lý đi vào hoại
diệt, ta sẽ ra khỏi nó. Có nghĩa là trước khi nhập Đại Niết Bàn, ta sẽ rời bỏ
thân vật lý"
Ngài nhắm
mắt lại. Mắt ngài bắt đầu bất động và bắt đầu chuyển di. Quá trình chuyển di được
kể bao gồm bốn phần trong thân:
- Nhắm
mắt.
- Mắt
bất động toàn diện.
-
Quan sát thân vật lý.
-
Nhìn thẳng vào tâm thức.
Đó là
toàn bộ tiến trình trước khi cái chết xảy ra, ta trở về trung tâm (nguồn). Đó
là lý do sự lìa khỏi thân vật lý của ngài không gọi là chết, mà được gọi là Niết
bàn. Niết bàn là sự dừng lại, là chấm dứt một hành trình chứ không phải cái chết
đang xảy ra. Thông thường chúng ta chết bởi vì cái chết xảy đến với chúng ta
nhưng không xảy ra với đức Phật. Trước khi thân vật lý chết, ngài đã trở về nguồn.
Cái chết
chỉ xảy ra đối với thân vật lý, và ngài không còn an trú trong đó. Nên theo
truyền thống Phật giáo, ngài hoàn toàn bất diệt. Sự chết không chụp bắt được
ngài. Tử thần luôn ở bên cạnh như mọi người, nhưng không bao giờ ngài mắc bẫy.
Ngài đã bước ra khỏi trò chơi của tử thần và lúc nào cũng đứng vững vàng với nụ
cười chẳng quan tâm đến sinh tử.
Kỹ thuật
cũng tương tự như thế. Hình thành từ bốn phần và chuyển di. Khi bạn đã có cái
thoáng nhìn, toàn bộ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Tiếp theo là sự chuyển di
để có thể vào và ra như căn nhà thân yêu của mình.
Nhìn vật
thể như nhìn vào tổng thể và đừng nhìn khía cạnh riêng biệt nào. Thông thường,
chúng ta nhìn từng phần hay từng chi tiết. Như nhìn bạn, đầu tiên tôi nhìn
khuôn mặt rồi đến thân; sau đó là toàn bộ thân vật lý.
Nên nhìn
vật thể với cái nhìn tổng thể không chia chẻ từng mảnh vụn. Tại sao thế? Vì khi
chia chẻ, đôi mắt sẽ có cơ hội chuyển di từ điểm này sang điểm khác. Thế nên chỉ
nhìn mà không bám chặt vào chi tiết nào (nhìn như không nhìn).
Tôi nhìn
các bạn qua hai phong cách. Tôi nhìn chi tiết này rồi chuyển động sang chi tiết
khác. Tôi nhìn A, sang B, rồi C... Khi nhìn A, B, C, tôi không hiện diện hay chỉ
hiện hữu ở vòng ngoài.
Tôi nhìn
nhưng không chú tâm. Khi nhìn B, thì A không còn. Khi nhìn C, B hoàn toàn biến
mất. Tôi có thể nhìn toàn bộ nhóm người trong cái nhìn như thế này. Nhưng chỉ
nhìn tổng thể không nhìn riêng biệt một cá thể nào. Vì không còn chia chẻ từng
đơn vị để quan sát.
Thử thực
tập, nhìn một vật thể rồi chuyển từ mảnh vụn này đến mảnh vụn khác. Bất ngờ
nhìn vật thể như tổng thể đừng chia chẻ ra nhiều phần. Thứ hai nhìn nhưng không
nhìn vào chất liệu vật thể. Nếu nhìn cái tô, đừng nhìn nó như gổ hay sành hoặc
sứ. Chúng ta chỉ nhìn hình dáng thế thôi.
Tóm lại:
Thứ nhất nhìn tổng thể của vật thể, thứ hai nhìn hình dáng nhưng không nhìn chất
liệu. Tại sao? Vì thực thể của nó là vật chất (bên ngoài), và tự hình thể của
nó đã nói lên tính cách hay công dụng của nó (bên trong). Có nghĩa là bạn chuyển
di từ hữu hình sang vô hình và chính nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Bạn thử
nhìn nam hay nữ với cái nhìn tổng thể. Đừng phê phán hay nghĩ thân vật lý của họ
đẹp hay xấu, trắng hay đen, nam hay nữ. Đừng nghĩ gì cả, chỉ có cái nhìn đơn
thuần không còn quan tâm thực thể của nó mà chỉ nhìn hình dạng.
Đừng khởi
suy nghĩ về bên ngoài, về những sự việc gì xảy ra. Bất ngờ bạn sẽ ý thức về
mình. Tại sao? Bởi vì mắt bạn không còn hướng ngoại. Hình thể được nhận biết
toàn diện và bạn không thể chuyển động từng đơn vị. Tất cả đều rơi rụng và chỉ còn
hình thể thuần khiết tồn tại.
Bạn
không còn nghĩ nó là gỗ, đá, vàng hay bạc... Tính chất hình thể đã tự trong
sáng, đừng nên nghĩ gì về nó nữa. Nếu là vàng, bạn bắt đầu suy nghĩ đến những
việc liên quan khác. Có thể bạn sẽ ăn cắp, bán. Vì giá trị của nó sẽ làm bạn bị
ám ảnh... Hình thể vốn đã tự tinh khiết và tư tưởng bạn không thể dao động.
Duy trì
hình thể trong tổng thể. Bất ngờ bạn rõ biết về tính tự nhiên và cũng là lần đầu
tiên bạn ý thức về mình. Bạn nhận biết cái gì là mình, có nghĩa là tính tự
nhiên của bạn được khám phá qua cái nhìn này.
Đó là lý
do Shankara và Nagarguna cho rằng tất cả hiện tượng trong thế giới là huyễn ảo.
Vì họ nhận rõ biết điều đó. Khi đã biết về mình, thế giới không còn hiện hữu
như thực thể miên viễn. Nhưng thực sự thế giới không ảo huyễn, nó vẫn có đó. Nhưng
bạn không thể nhìn cùng lúc hai vấn đề thế giới.
Đó là vấn
đề. Khi Shankara trở về bản thể, khi ông trở thành sự quan sát. Thế giới không
còn nữa. Những gì ông nói hoàn toàn chính xác khi gọi thế giới là Maya. Thế giới
đơn giản xuất hiện như nó xuất hiện nhưng không tồn tại trong bản thể.
Nên ý thức
với sự kiện: Khi nhận biết thế giới thì bạn không hiện hữu. Bạn luôn ở tại đó,
nhưng bị che kín và không tin rằng bạn bị che lấp. Vì thế giới đã đại diện cho
bạn nên không thể nhìn trực tiếp vào chính mình vì rất nhiều trở ngại, và mỗi sự
cố gắng đều là chướng ngại.
Mật điển:
Trụ tại
một điểm,
Đừng
chuyển di.
Nỗ lực
duy trì tại một điểm và bất động,
Sẽ
hình thành sự rõ biết.
Và
tâm thức bắt đầu khởi động tự tuôn chảy lên, xuống.
Tiếp
theo sẽ ý thức về chính mình. Nhưng khi đã ý thức về mình thì hình dáng cái tôi
không còn hiện hữu. Nó vẫn ở đó nhưng đối với bạn nó đã vắng bóng. Vì thế
Shankara nói thế giới là huyễn ảo. Một khi đã rõ biết về bản thể nội tại thì thế
giới sẽ tan biến. Thế giới tan biến như giấc mộng.
Chavaka,
Epicurus, Marx cũng có lý. Họ cho rằng thế giới là thực, hoàn toàn có thực thể,
còn lại là giả. Họ khẳng định khoa học là thực và khoa học xác định chỉ tính chất
hữu hình (vật chất) hiện hữu, và không có chủ thể.
Họ đúng
với quan kiến nhấn mạnh trên định kiến khách quan. Khoa học đặt trọng tâm trên
vật thể và quên chính mình. Nếu hoàn toàn tập trung và xác định thế giới vật chất
là thực thể; và với cái nhìn thế giới là trọng tâm; chủ thể sẽ trở thành ảo
giác. Nhưng nếu hoàn toàn hướng nội; thế giới sẽ trở thành mộng. Như thế có
nghĩa cả hai đều thực, nhưng chúng ta không thể nhìn hai vấn đề cùng một cái
nhìn cùng một lúc.
Những
người thực tập kỹ thuật rất dễ dàng trong cuộc sống. Bất cứ vấn đề gì đối với họ
cũng không tồn tại. Như cảm thấy lo lắng và khó chịu về vợ hay chồng. Bạn có thể
đón nhận họ như trong giấc mộng. Người vợ hay chồng ngồi bên cạnh nhưng họ
không tồn tại. Vì họ hiện hữu trong thế giới ảo (Maya). Họ chỉ xuất hiện để tan
biến. Chỉ cần nhìn và chuyển di vào trong, họ sẽ không còn hiện hữu.
Tôi nhớ
Socrates. Xanthippe (vợ ông) rất lo lắng về ông. Để đón nhận một người như
Socrates làm chồng quả là điều rất khó khăn. Vì ông là: "Vị thầy, người chồng;
chứ không thể đơn thuần là: Người chồng, vị thầy."
Bà thường
chỉ trích và làm phiền suốt hai năm liên tiếp (Tôi không nghĩ cô ta sai).
Socrates ngồi yên lặng và làm điều gì đó giống như kỹ thuật này (Tôi giả thuyết
như thế; vì không có tài liệu nào về điều này). Ngày nọ bà mang trà đến rót cho
ông và khám phá hình như ông không hiện hữu trong hiện tại, nên đổ trà lên người
Socrates và ông chợt trở lại.
Khuôn mặt
của ông bị phỏng thế là bà bị lên án. Nhưng không một ai biết Socrates làm gì
và nguyên nhân nào bà đổ trà nóng lên người ông. Lúc ấy, ông an hoàn toàn trú
bên trong và sự phỏng đã đem tâm thức ông quay trở lại.
Tôi chỉ
giả thuyết, bởi vì rất nhiều trường hợp ghi chép về Socrates tương tự thế.
Trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ, không ai nhìn thấy ông; và toàn thể Athen đổ
xô tìm kiếm nhưng không thấy ông đâu.
Cuối
cùng, họ tìm thấy ông đứng dưới gốc cây; nơi rất xa thành phố. Phân nữa thân bị
che lấp bởi tuyết. Tuyết vẫn rơi và hình như ông đứng cóng với cặp mắt mở chăm
chăm nhưng không nhìn một ai.
Đám đông
bao quanh và nhìn vào mắt ông nghĩ rằng ông đã chết. Cặp mắt ông hình như hoàn
toàn bất động chỉ còn cảm nhận trái tim còn đập nhưng rất chậm, Ông vẫn còn sống.
Họ đánh thức và ông tỉnh lại. Ngay lập tức ông hỏi: "Bây giờ là mấy giờ?"
Ông mất đi khoảng 48 tiếng và không còn bất cứ hiện tượng nào hiện hữu kể cả vũ
trụ. Đối với ông thời và không gian không còn tồn tại.
Mọi người
hỏi: "Ông đã làm gì? Chúng tôi nghĩ ông đã chết." Ông nói: "Tôi
đang nhìn chăm chăm những vì sao. Bất ngờ những ngôi sao tan biến, sau đó tôi
không còn biết gì cả. Hình như toàn thể thế giới đều tan biến. Nhưng tôi vẫn thấy
mình sống trong trạng thái đầy phúc lạc và an bình. Nếu đó là sự chết thì nó có
giá trị hơn ngàn lần sự sống. Nếu đó là sự chết, thì tôi rất muốn bước vào lần
nữa và nhiều lần như thế nữa..."
Trạng
thái đầy bất ngờ đã xảy ra vượt khỏi sự hiểu biết; vì Socrates không phải là một
Yogi cũng không phải là người thực hành kỹ thuật Mật tông. Nhưng ông ta người
giỏi suy luận và là nhà tư tưởng vĩ đại và sự việc xảy ra như một tai nạn trong
lúc ông ngắm nhìn chăm chăm vào những vì sao.
Bạn cũng
có thể ngắm những vì sao như thực hành kỹ thuật. Nằm xuống, nhìn bầu trời đen
thẫm, chú tâm một ngôi sao nhìn không chớp mắt. Thu gọn tâm lại và chỉ còn một
vì sao hiện diện, quên đi tất cả. Tập trung thu gọn phạm vi lại.
Những
ngôi sao khác vẫn còn đó. Tất cả mọi sự vẫn còn đó nhưng chỉ là vòng ngoài và từ
từ tất cả mất dần chỉ còn lại một ngôi sao; cứ thế tiếp tục duy trì cái nhìn
vào một điểm cho đến khi ngôi sao này cũng tan biến. Khi ngôi sao tan biến cũng
là lúc bạn nhận ra chính mình.
Nhìn vật
thể giống như nhìn vật thể tầm thường. Có vài điều căn bản cần đề cập đến và
sau đó chúng ta sẽ thực hành kỹ thuật: Chúng ta thường nhìn với quan kiến cũ. Bạn
đi về nhà, bạn nhìn nhưng thực sự chẳng nhìn gì cả.
Bạn biết
tất cả điều có nhưng chẳng cần thiết để nhìn. Bạn đã bước vào nhà nhiều lần suốt
một thời gian dài. Bạn đi đến cửa, bạn bước vào, có thể cửa không khoá, nhưng
chẳng có gì để nhìn.
Toàn bộ
tiến trình diễn tiến một cách máy móc trong vô thức. Nếu có gì trục trặc như
chìa khoá không vô ổ khoá, bạn mới chú ý đến ổ khoá; còn không có vấn đề gì, bạn
chẳng để ý gì đến ổ khoá. Đó là thói quen lặp đi lặp lại như bộ máy. Như thế có
nghĩa là bạn mất đi cái nhìn tươi mát đầy mới lạ.
Thực tế,
bạn đã đánh mất sự vận hành bản nhiên của đôi mắt. Bạn trở nên mù lòa, vì đôi mắt
không còn cần thiết đối với bạn. Thử nhớ lại lần cuối bạn nhìn vợ hay chồng
mình và có bao nhiêu năm bạn không nhìn cô ấy.
Bạn chỉ
ngang qua với cái thoáng nhìn, nhưng không hề nhìn. Bạn không còn nhìn vợ hay
chồng mình như cái nhìn lúc ban đầu. Tại sao? Bởi vì với cái nhìn lần đầu tiên,
đôi mắt của bạn tràn đầy tươi mát và thuần khiết. Vì nó tràn đầy sức sống.
Bạn đang
đi trên con đường và người đẹp đi ngang qua. Mắt bạn trở nên sinh động và sáng
rực. Ánh sáng bất ngờ chợt xuất hiện. Người phụ nữ có thể đã là vợ của ai đó và
có thể ông ấy không còn ngắm nhìn cô ta.
Có nghĩa
là ông ta cũng mù lòa như cái nhìn của bạn đối với vợ hay chồng mình. Tại sao?
Giây phút đầu tiên thì cần thiết, lần thứ hai trở thành nhạt nhẽo, lần thứ ba
thì không cần thiết nữa. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại như thế, bạn trở thành mù
lòa.
Chúng ta
sống giống như mù. Nên ý thức như thế. Khi gặp gỡ những đứa con của mình. Bạn
có nhìn nó hay không? Thực sự bạn không nhìn chúng. Thói quen đã giết chết cái
nhìn đầu tiên của bạn. Mắt bạn trở nên đờ đẫn và mệt mõi không còn tinh ánh và
rực sáng.
Không có
gì gọi là cũ hay mới. Chỉ thói quen làm bạn cảm nhận như vậy. Vợ hay chồng
không còn giống như ngày hôm qua là điều không thể. Ngược lại, cô ta hoàn toàn
khác lạ và không có gì cũ trong khoảnh khắc kế tiếp. Cuộc sống chảy liên tục, mọi
sự việc biến đổi liên tục và không gì được gọi là tồn đọng.
Mặt trời
mọc không như nhau. Mỗi một ngày đều mới lạ và trinh nguyên. Sự biến đổi cơ bản
đã như thế từ xa xưa. Bầu trời này, bình minh này không bao giờ lặp lại một lần
nữa. Bầu trời và màu sắc không thể kết hợp theo khuôn khổ cũ như một công thức
định sẵn.
Mỗi một
sớm mai đều có tính chất riêng biệt của nó. Chỉ do chúng ta mãi nhìn bằng quan
kiến xa xưa. Mọi người cho rằng không gì mới lạ dưới bầu trời. Thực sự cũng
không có gì tồn đọng dưới bầu trời. Chỉ có vấn đề là cái nhìn theo lối mòn.
Đối với
những đứa trẻ, tất cả đều mới. Đó là lý do cho bất cứ cái gì; nó cũng thích
thú. Dù chỉ hòn sỏi nhỏ có màu sắc trên bãi biển. Riêng bạn không còn hứng thú
và nhiệt tình khi nhìn Chúa đến với bạn. Lúc ấy có thể bạn sẽ nói: "Tôi biết
về Ngài, và tôi cũng đọc nhiều sách tham khảo về ngài."
Đứa trẻ
lại khác. Nó vô cùng mừng rỡ và thích thú với cái nhìn hoàn toàn thuần khiết,
trong suốt và đầy mới lạ. Tất cả đều mới, tất cả đều trong chiều hướng mới. Thử
nhìn vào ánh mắt đứa trẻ, nó hoàn toàn trong sáng. Trong ánh mắt nó, ẩn chứa những
tia sáng long lanh đầy sinh động. Cái nhìn như tấm gương không vướng một chút bụi.
Nó yên lặng và hoàn toàn thẩm thấu. Chỉ có cái nhìn như thế mới có thể quay trở
về bản thể.
Có bao
giờ thử nhìn vào đôi giày của bạn. Bạn đã sử dụng nhiều năm. Nhưng có bao giờ bạn
nhìn nó như lúc đầu tiên trong cửa hiệu. Nếu được như thế, tôi tin chắc bạn
hoàn toàn thấy nó lúc nào cũng mới lạ. Phẩm tính của sự rõ biết bất ngờ thay đổi.
Tôi thường
thắc mắc. Vì dù cho bạn nhìn thấy bức tranh Van Gogh vẽ về đôi giầy. Đó chỉ là
chiếc giầy mòn dẹt cũ nát trông thê thảm, mệt mõi và ảm đạm. Là chiếc giầy cũ,
khi nhìn bạn sẽ cảm nhận cảm giác phiền muộn kéo dài lê thê mà chiếc giầy đã trải
qua biết bao nhiêu năm tháng. Nó buồn đến độ bạn chỉ mong nó đừng bao giờ hiện
diện.
Đó là một
trong những bức tranh rất đặc biệt. Nhưng Van Gogh đã nhìn nó như thế nào? Đôi
giày của bạn có thể cũ kỹ, mục nát, mệt mõi và tuyệt vọng hơn. Nhưng bạn chưa
bao giờ nhìn ngắm, bạn đã làm gì và có thái độ như thế nào với nó.
Chiếc giầy
nói lên cuộc đời bạn, vì đó là đôi giầy của bạn. Nó có thể kể lại những gì bạn
đã kinh qua trong cuộc sống. Cũng có thể nói nó đã viết lại cuộc đời bạn. Khi
chủ nhân yêu và khi giận dữ thì đã đối xử với nó như thế nào. Sự thực nó chẳng
hề quan tâm. Nhưng những vết hằn đã để lại dấu vết theo năm tháng.
Cézanné
sơn chiếc ghế trông rất vụng về và Jesus nói đi nói lại rất nhiều lần: "Ai
có mắt, hãy nhìn. Ai có tai, hãy lắng nghe." Nhưng dường như người đang
nói chuyện với những người mù và điếc. Tuy vậy, ngài vẫn nhiều lần nhắc nhở:
"Nếu có con mắt, hãy nhìn..."
Hãy nhìn
tất cả những gì bạn ngang qua như lần đầu tiên và giữ thái độ như thế thường
xuyên. Hãy sờ chạm mọi việc như lần đầu tiên. Và sự việc gì sẽ xảy ra. Nếu làm
được như thế; có nghĩa là bạn thoát khỏi quá khứ. Sự trải nghiệm vượt qua sự tồn
đọng đầy u ám và nặng nề.
Có nghĩa
là, bạn bắt đầu tự do và không còn ràng buộc với quá khứ. Mỗi một giây phút nên
rời khỏi quá khứ. Đừng bằng lòng và cũng đừng cho nó cơ hội bước vào trong bạn.
Đừng vác trên vai. Hãy buông ra và rời bỏ và nhìn tất cả như buổi ban đầu. Đây
là kỹ thuật cao quý giúp bạn vượt khỏi quá khứ.
Từ từ bạn
sẽ quen dần với hiện tại và tất cả trở thành mới lạ. Bạn bắt đầu có khả năng hiểu
biết và chợt hiểu tại sao Hercalitus nói: "Không thể nào tắm hai lần ở một
dòng sông." Cũng con người đó nhưng không còn nhìn như lúc trước. Vì không
có gì dừng lại. Mọi việc luôn luôn chuyển dịch như dòng sông chảy mãi không hề
ngừng nghỉ.
Nếu
thoát khỏi gánh nặng quá khứ, bạn có cái nhìn hiện tại. Có nghĩa bạn bước thẳng
vào thực thể sự sống. Bạn ung dung bước vào mọi sự, vào chính mình và linh hồn.
Vì hiện tại là cánh cửa.
Tất cả kỹ
thuật thiền định đều đem bạn trở về sống trong hiện tại. Ngay khoảng lặng. Và
đây là một trong những kỹ thuật đẹp nhất, tuyệt vời nhất, dễ dàng nhất. Bạn có
thể thực tập mà không gặp bất cứ nguy hiểm nào.
Khi đi
qua con đường lần nữa với cái nhìn mới tinh khôi. Những sự gặp gỡ như lần đầu
tiên bạn vừa khám phá. Bạn nhìn vợ hay chồng với cái nhìn ban sơ như chưa hề
quen biết. Bạn cho rằng cô ta không còn gì mới lạ. Bạn đã sống cùng cô ta đã
bao nhiêu năm. Có thể bạn thấy quá quen thuộc và nhàm chán.
Sự thực
vợ hay chồng lúc nào cũng mới lạ. Hai vợ chồng giống như là hai người xa lạ sống
chung với nhau. Sự thực vợ hay chồng chỉ biết những thói quen bên ngoài về cách
đối xử và hành động bên ngoài. Nhưng cốt tủy bản thể là điều bất khả tri và
không thể sờ chạm.
Hãy nhìn
với cái nhìn hoàn toàn mới lạ như buổi sơ khai. Hãy cảm nhận tất cả đều mới lạ,
tinh anh đầy thuần khiết. Bạn sẽ được ban thưởng sự sáng trong với cái nhìn hồn
nhiên và ngây thơ trong suốt. Nên nhớ: Chỉ đôi mắt trẻ thơ mới có thể nhìn. Chỉ
đôi mắt ấy mới có thể tiếp cận và vào Thế Giới Của Bản Thể thuần khiết.
Nhận xét
Đăng nhận xét