Hơi thở - Nhịp cầu dẫn đến vũ trụ. Thế giới Mật điển
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiJjZveZhu6qdKumPyxQuMcUivn2FFO_z04cAlG0lTQVaYCJNsQJ23TmU60DyhdVaHUk7YtRth1xrmiAER3CEoOwfynD-DgqLjwW1Ue48HUlFgGJhpI57eSGnz2v138VBWfpGR-lXIq1yZm/s640/thien-2.jpg)
Shiva trả lời: Bất ngờ
rạng rỡ, kinh nghiệm được phát triển trong một hơi thở.
Sau sự thở vào vừa đúng
khi thở ra (Cuối hơi thở hít vào, "lặng sâu", trước khi hơi
thở chuyển ra).
"Sự sống hay tinh
hoa" nhận liền Tính Giác.
Lúc hơi sẽ thở ra và
cũng vào lúc hơi sẽ hít vào, lúc đó, nếu nhận biết được khoảng giữa; việc gì xảy
ra khi hơi thở vào, quan sát chỉ trong giây phút (sát na); hơi thở
không tồn tại nơi khoảng lặng, trước khi thở ra. Hay hơn nữa khi không khí hít
vào và thở ra quyện với nhau. Ngay lúc này bạn cảm thấy năng lượng vắng mặt, cảm
nhận năng lượng hiện diện, khoảng lặng. Hay khi không khí được thở ra có một
khoảng cách, khi không khí tràn ngập, hơi thở tự ngưng bặt.
Tantra: "Hơi thở
ra là sự chết. Hơi thở vào là tái sinh. Hơi thở vào được sinh ra lần nữa; và
hơi thở ra lại mang ta về cõi chết"
Hãy hình dung khi hơi
thở dừng, tất cả đều dừng lại trong khoảnh khắc. Bạn không còn trong thế giới
này. Tất cả đột nhiên dừng lại, chựng lại, để hiển lộ sự trống rỗng, cái hoàn
toàn trống rỗng, không là gì.
Ngay trong khoảng chết,
bản ngã tan biến.
Ðiều gì đang xảy ra. Điều
gì có thể xảy ra...
Kinh nghiệm này chỉ khó
cho người không thuần thục.
Hãy hiểu hơi thở dừng lại,
bạn đang chết "Bạn vẫn đang là nhưng bạn chết", chết trong khoảnh khắc.
Thời gian của một đời người rất ngắn ngủi. Chỉ trong một hơi thở và không bao
giờ biết được rằng: "Mình đã chết bao nhiêu lần trong quá khứ, đang chết
bao nhiêu lần trong hiện tại và tiếp diễn bao nhiêu lần như thế trong tương
lai. Sự việc diễn tiến liên tục mà chưa một lần được quan sát, chưa một lần
chúng ta cảm nhận về điều ấy."
Hơi thở ra đồng nghĩa với
sự chết. Hơi thở vào đồng nghĩa với tái tạo. Trong mỗi một hơi thở có đầy đủ sự
sống và sự chết. Cái chết hiện hữu trong mỗi sát na, mỗi khoảng cách; còn khoảng
giữa hai hơi thở là đời sống ngắn ngủi.
Hãy quan sát, cẩn trọng,
chú ý, bạn sẽ cảm nhận được khoảng giữa. Cái khoảng giữa quyết định cho việc tử
sinh. Nếu bạn biết được điều này, bạn sẽ biết được, cái mà Shiva gọi là "Sự
sống, hằng hữu, chân lý, tinh hoa, cái đẹp..."
Không còn cần gì nữa;
sau khi bạn nhận được ơn phước vô biên, có nghĩa bạn đã cảm nhận và trải nghiệm
hương vị chân lý "Sức sống hằng hữu". Bạn hãy thử xem.
Có những người đến hỏi:
"Làm cách nào để không còn ham muốn?" Hẳn nhiên họ muốn đạt đến trạng
thái Vô Dục. Chắc rằng họ đã đọc ở đâu đó, hay đã nghe nói: "Nếu con người
khi không còn ham muốn, chắc chắn sẽ đạt đến giải thoát và đau khổ không còn tồn
tại!"
Tâm thức đã lừa đảo họ.
Sự thực cái mà họ muốn chính là Của cải, Danh tiếng, Quyền lực... Bây giờ nó lại
chuyển sang cái muốn vi tế hơn: "Muốn cái không muốn". Nếu bạn ở giây
phút hiện tại. Bạn không thể tư duy. Lúc đó tâm thức bạn hoàn toàn nghỉ ngơi.
Shiva đã không nói một
lời về cái hiện tại mà ông chỉ đưa kỹ thuật để thực hành, để bỗng nhiên chúng
ta ở ngay hiện tại. Ðó là trạng thái giải thoát, là Niết Bàn.
Và giờ đây, cùng nhau
phân tích từng kỹ thuật:
Kỹ thuật thứ nhất: Kỹ
thuật đầu nói về hơi thở.
Prana tiếng Ấn có nghĩa
là sức sống, là hơi thở. Trước khi hít vào và trước khi thở ra có một khoảng ngắn
mà bạn ngừng thở nhưng giây phút này cực kỳ ngắn nên không bao giờ nhận thấy.
Hãy chú tâm vào giữa 2
thời hít, thở. Lắng nghe nó trong 1/1000 giây, bạn ngưng thở, trước khi hít vô
và thở ra. Không khí xâm nhập vào buồng phổi và khi sắp thở ra, hơi thở ngưng
hoạt động. Không khí thoát ra ngoài. Ngay lúc này đây trong khoảng 1/1000 giây
hơi thở ngưng động, ta lại bắt đầu hít vào.
Như thế không có nghĩa
tôi dạy bạn thở như thế nào. Và đây cũng không phải là chương trình huấn luyện
cách thở. Chắc chắn bạn sẽ không được dạy về hơi thở, về cách thở vì bạn đã thở,
đang thở và vẫn thở.
Cho dù bạn không biết
gì về hơi thở nhưng bạn vẫn cứ thở một cách vô tư. Ðó là sự vận hành tự nhiên
cho dù bạn muốn hay không muốn. Nên đây không phải là cách luyện thở, mà tôi nhắc
bạn chỉ cần quan sát hơi thở ra, vào, ra.
Tại sao chỉ cần dùng một
kỹ thuật đơn giản như thế để tìm ra cái "thực"? Tại sao với một kỹ
thuật đơn giản lại có thể đưa chúng ta về thực tại? Cái đơn giản mới là vấn đề
và trên thực tế bạn chưa hề đơn giản. Muốn hiểu được đơn giản, bạn cần có trái
tim bình dị, bình dị chính là cỗ xe đưa bạn về thực tại.
Hãy bình dị và đơn giản
cũng như mình "đang giỡn" với thực tại. Muốn khám phá, muốn hiểu biết
về sự sống một cách rõ ràng cái gì gọi là Sinh tử, Sáng tỏ, Nguyên tố bất diệt,
hay còn gọi là "Thượng đế", cái luôn luôn tồn tại trên trái đất này.
Và bạn chỉ cần đơn giản và bình dị.
Bạn có thể biết hơi thở
vào ra nhưng bạn chưa biết khoảng giữa của hai hơi thở. Buông bỏ là cơ hội để bạn
tỉnh táo, lắng sâu để trong cái bất ngờ nhất bạn chợt biết được, chợt hiểu được,
và Emaho (nó đấy)!
Không có gì để bổ sung
hay cơ cấu thêm kiến trúc của bạn. Tất cả đã tự hoàn hảo ở tại đó, hoàn toàn vững
chắc và tự hoàn hảo trong cái rõ biết. Vậy chúng ta sẽ thực hành nó như thế
nào?
Ðầu tiên chú ý hơi thở
vào, chú ý vào nó và quên tất cả. Quên đi những gì đang có chung quanh (nội
tâm, ngoại cảnh), chỉ còn hơi thở đi vào ngang qua mũi. Khi luồng khí chạm đến
mũi cảm nhận ngay tại đó. Rồi để hơi thở tự vận hành, cảm nhận một cách sáng suốt
trọn vẹn bạn đang tràn ngập, lắng sâu trong hơi thở vào.
Ðừng đứt đoạn hơi thở.
Ðừng đi trước hơi thở và cũng đừng đi sau hơi thở như cái bóng. Nên đồng hành
song đôi, đi cùng lúc với hơi thở. Hơi thở và hiện thực trở nên làm một. Hơi thở
vào... bạn đi vào, chỉ có điều bạn cần bắt được khoảng giữa của hai hơi thở và
điều này thật không dễ dàng.
... Hít... Thở...
Hít... Thở...
... Vào... Ra... Vào...
Ra...
...Hít vào... Thở ra...
Hít vào... Thở ra...
Bạn nhận được hơi thở
vào, hơi thở ra. Nhưng bạn lại không cảm nhận thời trôi qua giữa 2 động tác. Bạn
hãy đi theo hơi thở càng sâu của bạn, đừng đi trước cũng như đừng đi sau nó.
Hãy đồng thời là hơi thở.
Ðức Phật Giác ngộ qua
Thiền định. Kỹ thuật này là cánh cửa đi vào Thiền định, là tinh hoa, là sức sống
tâm linh.
Theo Phật ngữ nó được định
danh là "Anapanasati-yoga". Ðức Phật nói: "Hãy tỉnh thức với
hơi thở." Ngài không nói về khoảng cách, có lẽ nó không cần thiết. Bởi vì
nếu chú ý vào khoảng cách của hai hơi thở bạn sẽ rơi vào trạng thái tập trung.
Sự tập trung thái quá thường gây ra căng thẳng. Khi bạn trong trạng thái căng
thẳng, làm sao bạn có thể nhận biết.
Ðức Phật nhấn mạnh vào
yếu tố tỉnh thức: Chúng ta phải tỉnh thức. Hãy tỉnh thức khi bạn hít vào và khi
bạn thở ra. Như thế! Nếu bám chặt vào khoảng cách giữa 2 thời hít và thở, đến một
lúc nào đó, bạn sẽ thấy được giây phút mà bạn ngưng thở, "giây phút nội hỉ".
Bám chặt không có nghĩa là chăm chú vì chăm chú lại đồng nghĩa với căng thẳng
và nó sẽ làm dao động (trạo cử) lúc công phu.
Có thể những người phát
minh sự ham muốn và khát vọng sẽ dè dặt tới khoảng cách. Như thế có nghĩa bạn
đã rời thực tại đã tiến trước một bước. Khi hơi thở vào bạn sẽ di chuyển trước
vì bạn không thích khoảng giữa, mà khoảng giữa là môi trường chuyển tiếp đến
tương lai và không bao giờ là hiện tại.
Nếu lắng vào khoảng giữa
có nghĩa bạn không còn thuộc vào ba thời. Ðức Phật chưa bao giờ nhấn mạnh về điều
này, vì kỹ thuật chỉ cần ứng dụng phân nửa. Phân nửa còn lại tự nó sẽ vận hành
trong chính nó một cách hoàn toàn tự do. Còn bạn chỉ cần nhận biết.
Nếu tiếp tục thực tập
hơi thở một cách rõ ràng; yêu thích và sống được trong đó, bạn có thể nếm trải
kinh nghiệm về khoảng cách một ngày không xa lắm.
Bạn đang sống trong
phúc lạc vì sự tỉnh thức của bạn bén nhạy, sâu lắng, mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Tỉnh thức đã được nằm giữa hai ngoặc kép để cho cả thế giới nổ tung, tan biến,
để rồi cô đọng lại chỉ còn hơi thở vào ra là thế giới của bạn. Emaho!
Trong giới hạn cảm nhận
khoảng cách đột nhiên hơi thở biến mất. Khi chuyển động cùng hơi thở trong mỗi
phút giây; hơi thở dừng lại, hơi thở xuất hiện; chợt cảm nhận hơi thở vào ra. Đột
nhiên hơi thở biến mất. Trong cái thoáng chốc ấy, Sức sống yên lặng vĩnh hằng
cô đọng lại.
Ở Tây Tạng, Trung quốc,
Nhật Bản, Miến điện, Thái lan, Tích lan, khắp cả Á châu trừ Ấn độ; nhiều người
thực hành kỹ thuật độc đáo này và hàng ngàn người đạt đến tỉnh thức cũng nhờ
nó. Nhưng nó chỉ mới là sự khởi đầu. Một kỹ thuật hữu ích giúp cho hàng triệu
người. Cả vùng châu Á đã nỗ lực và sống trong Thiền định hằng bao thế kỷ nhưng
nó, chỉ là sự khởi đầu.
Tiếc thay, kỹ thuật này
làm liên tưởng tới danh hiệu Ðức Phật nên người Ấn tránh thực hành nó. Họ muốn
quên nó, họ muốn chối bỏ nó, kỳ thực họ phải cố gắng chối bỏ với rất nhiều lý
do.
Ðức Phật dùng như nó đã
từng có để sẵn sàng sử dụng. Bạn hãy thử xem đây là kỹ thuật đơn giản nhất so với
những kỹ thuật khác khó hơn. Có rất nhiều người, rất nhiều người đạt đến niềm nội
hỉ cũng từ đó.
Tôi không có ý nói để bạn
tin theo nhưng những kỹ thuật khác thực sự khó khăn hơn nhiều. Ðó là lý do Thiền
định hơi thở được nhắc đi, nhắc lại là kỹ thuật đầu tiên. Ðây là kỹ thuật đầu
tiên của Shiva được nhấn mạnh và trình bày.
Nhiều học giả tin
Vigyana Bhairava Tantra là của Phật giáo không phải Hindu. Nhưng cho dù
Hindu hay Buddish điều cần phải hiểu thật chính xác là chúng ta nên xem phương
pháp chỉ là phương tiện giúp ta trên con đường tiến hóa tâm linh, đạt đến sự Tỉnh
thức.
Tất cả những kỹ thuật của
Shiva đơn giản hướng tư tưởng về hiện tại. Như vậy bạn không thể Muốn-Cái-Không-Muốn (Niết
Bàn). Shiva chỉ cho bạn những kỹ thuật không thông qua tri thức mà không
nói Cái Thực là đây; đừng tìm kiếm nó vì chắc chắn rằng bạn sẽ gặp lại nó. Nó sẽ
làm bạn thay đổi vì thay đổi là hệ quả chứ không phải là một sự kiện cụ thể nào
khác xảy ra.
Nếu bạn đang trong giây
phút thực tại, bạn không thể suy nghĩ. Tâm thức bạn ngưng hoạt động và bạn đang
trong trạng thái chưa dấy niệm. Cái Thực lúc nào cũng hiện hữu. Nó đã sẵn có
trong bạn chứ không phải là cái phải đạt đến trong tương lai. Bạn là cái thực, ở
đây, ngay bây giờ, không cần phải tạo ra hoặc tìm kiếm nó.
Tâm thức và cái thực
không thể gặp nhau. Cái Thực nằm ở hiện tại, còn Tâm thức thì hướng về quá khứ
hoặc tương lai. Chính vì vậy mà Tâm thức và cái Thực không bao giờ gặp nhau. Có
thể tìm nhưng không thể gặp. Vì khi tìm kiếm thì chính sự kiếm tìm lại là vật cản
được đặt để.
Kỹ thuật thứ nhì
Khi hơi được thở ra và
không khí được hít vào, chú tâm ngay lúc này.
Quan sát chú ý đến sự hồi
chuyển vận hành tại điểm giữa của hai hơi thở là kỹ thuật thứ nhì. Tất cả có 9
kỹ thuật liên quan đến hơi thở. Hơi thở chuyển từ thấp đến cao vận hành một lần
nữa.
Lập thành một đường
cong nối liền hơi thở từ cao đến thấp xuyên suốt cả hai chiều chuyển động, Thực
tại hiện tiền. Kỹ thuật 1 và 2 đều giống nhau; sự khác biệt rất mong manh ở sự
nhấn mạnh không là khoảng giữa mà là bây giờ.
Trong hồi chuyển hơi thở
ra và hơi thở vào tạo thành một vòng tròn. Nên nhớ, Không phải là hai đường thẳng
song song mà lại là vòng tròn dài cong ở hai đầu. Hơi thở vào là ½ vòng tròn,
hơi thở ra là ½ vòng tròn.
Nên hiểu điều này: Hít
vào thở ra sáng tạo vòng tròn. Chu kỳ hơi thở là vòng tròn, vòng tròn chứ không
phải đường thẳng song song. Vòng tròn có thể gặp nhau, hai đường thẳng song
song không thể gặp nhau trong thực tại.
Hơi thở vào ra, không
phải là hai cũng không thể cho là một. Có thể xem là sự phối hợp của hai nửa
vòng tròn.Có thể hai mà cũng có thể một.
Sự phối hợp hoà điệu giữa
hai cực Âm Dương vận hành phóng xuất điện năng. Không có dị biệt trong
hòa điệu vận hành cho dù bề ngoài chúng có vẻ như hoàn toàn khác biệt. Khác biệt
để hài hòa vì hài hoà để vận hành nên làm như khác biệt (mâu thuẫn để tồn
tại). Vậy hãy để tự vận hành trong sự vận hành của chính nó.
Lúc vừa thở ra và khi vừa
hít vô hãy ý thức vào từng giai đoạn.
Ðây là biến tấu của kỹ
thuật trên. Không phải tập trung vào giữa hai thời hít, thở mà nhằm vào sự trao
đổi không khí giữa hai thời hít thở. Và tại sao phải chú tâm vào sự thay đổi
này?
Khi hơi hít vào chuyển
sang thở ra. Không khí ở điểm chết như điểm chết trong hộp số xe và chúng ta phải
bước qua vùng đất trung tính. Ðiểm chết là vùng đất trung tính. Trong vùng đất
trung tính bạn không còn là tâm linh hay thể xác; bạn không thuộc về vật chất lẫn
tâm linh, trong điểm chết bạn là bạn thế thôi.
Tại sao chúng ta nhấn mạnh
sự chuyển hướng; nhấn mạnh vào sự chuyển động của không khí? Vì sao sự biến đổi
này lại quan trọng đến thế?
Vì ngay lúc hơi thở biến
đổi; nó cho bạn cơ hội chuyển hướng.
Nó là bạn khi xâm nhập
vào nhưng khi chuyển hướng; nó thoát ra ngoài nó không còn ở với bạn. Cả 2 đã
lìa nhau. Nếu hơi thở là sự sống thì bạn là sự chết. Hơi thở là hữu thể thì bạn
là vô thể.
Shiva: Phát hiện sự hồi
chuyển tức thì bạn khám phá chính bản thể mình.
Khi hít vào chuyển sang
thở ra không khí ở điểm chết. Ở miền đất trung tính này bạn trở thành Vô thể,
Vô tâm. Có thể ví bạn là chiếc xe thì cơ thể là một số trong hộp số của bản thể
còn tâm thức lại ở một số khác.
Ta chuyển đổi số mãi không
ngừng đến lúc trở về point mort bạn mới là... Đơn giản thế thôi! Lúc đó bạn là
một hiện hữu thuần khiết, đơn giản và vô chất.
Nếu bạn biết lái xe. Bạn
hiểu biết về hộp số, mỗi lần sang số bạn phải trở về tụ điểm (point
mort), điểm chết trong hộp số.
Ðiểm trung gian từ số 1
chuyển số 2, từ 2 qua 3... luôn luôn bạn phải chuyển hướng về tụ điểm (neutral
gear). Tụ điểm là khoảng lặng, là cái chết, là trung điểm, là khoảng trống
để hình thành chuyển hướng. (Ðiểm chết = Tụ Ðiểm = Khoảng lặng = Trung
điểm = Trung gian = Sự chuyển đổi = Cái chết = Chuyển hướng = Chuyển đổi = Hoá
sinh = Tái tạo = Phục sinh = Trở lại...)
Tụ điểm là sự chuyển đổi
để chuyển hướng. Khi hơi thở vào ra, nó vòng qua tụ điểm. Hay nói một cách
khác, hơi thở không thể nào tự vào ra mà không xuyên qua điểm giữa. Tại điểm giữa
này, bạn có thể là thân Vật lý, là tâm Vật lý hay vừa thân Vật lý vừa là Tâm Vật
lý.
Bởi vì, Thân Vật lý là
công cụ chứa và Tâm Vật lý là phương tiện chuyển vận từ nguồn phát khởi của Tâm
thức. Bạn tiếp diễn chuyển động từ trạng thái này qua trạng thái khác. Như thế,
bạn phải kinh qua điểm tiếp diễn trung gian chuyển tiếp trước khi chuyển biến
cho Thân, Tâm hoạt động.
Trong vùng nối tiếp (trạng
thái trung gian), bạn đơn thuần, giản dị, sức sống, tinh khiết, rỗng rang.
Trạng thái dao động tâm trí không tồn tại. Tâm thức đã xa lìa sự thăng hoa và
phô diễn. Bạn kinh nghiệm về hiện thực trong trạng thái yên lặng; đó là lý do tại
sao chúng ta nhấn mạnh về Sự chuyển hướng.
Mỗi đêm khi chúng ta
rơi vào giấc ngủ. Lúc này chính là cơ hội bạn thay đổi trạng thái tâm thức. Bởi
vì trong sinh hoạt ban ngày, bạn tựa vào sự vận hành ngoại vi. Một cỗ máy khác
trong môi trường sinh hoạt, bạn cần phải chạy theo, sự nhịp nhàng cần thiết để
không bị rớt lại.
Bạn không muốn bị tụt hậu,
bạn sợ hãi nhịp sống chạy đuổi, bạn sợ hãi tụt hậu. Bạn lo âu, bạn cô độc, bạn
sợ hãi cô độc, sợ hãi chính bạn. Vì thế, bạn tự tạo cho mình cái vỏ được
định danh là Thích nghi.
Ban ngày bạn mang tên
thích nghi. Thích nghi để tồn tại; bạn tự biện minh thế, bạn tự dối mình thế. Bạn
không biết rằng, thực tế, không một ai quan tâm đến người khác vì họ chỉ mãi
quan tâm đến chính họ. Vì mãi bận rộn trong cái thích nghi, sự quan tâm mà bạn
thấy chỉ là lớp vỏ, một lớp vỏ khác của thích nghi. Quan tâm để thấy mình có
quan tâm. Rồi thôi. Chấm hết!
Trong giấc ngủ, thần
kinh buông chùng, trạng thái cố gắng trong lớp vỏ thích nghi tạm buông lơi. Đó
chính là dịp có thể chuyển đổi trạng thái tâm thức. Nhưng sự chuyển đổi xảy ra
không hoàn hảo vì những quan niệm, sự thăng hoa. Vì những tất bật của cuộc sống
đọng lại thành những nếp nhăn trong tâm tưởng làm bạn rơi vào giấc mộng.
Bấy giờ, giấc mộng lại
là chủ nhân của trạng thái tâm thức. Bạn tiếp tục lệ thuộc vào sự vận hành khác
trong trạng thái hoàn toàn không chủ động. Bạn chưa thể đi vào giấc ngủ mà
không có sự hoạt động của thăng hoa, tưởng tượng.
Nên lìa sự vận hành đơn
điệu để ngay trong điểm chết, ngay điểm trung gian, bạn có cơ hội chuyển hướng,
để cho một phần khác của tâm thức có cơ hội vận hành. Thế nên, chuyển hướng lại
là Trạng thái của tâm thức chuyển hóa.
Buổi sáng thức dậy khi
còn nằm trên giường, thử lắng nghe Tâm thức mình hôm nay ra sao. Trạng thái mà
bạn có được ngay lúc ấy như thế nào. Có lẽ bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều về
trạng thái chuyển biến. Cho dù cảm nhận tốt hay xấu, bạn cũng nên nhớ lại trạng
thái trước khi cảm nhận xuất hiện. Tôi tin rằng bạn sẽ hiểu thế nào là Tâm thức
chuyển biến.
Khi ngồi yên lặng, bất
ngờ có ai nói điều gì đó làm bạn nổi giận, có nghĩa là bạn đang chuyển sang trạng
thái khác. Tất cả mọi sự sẽ thay đổi, bạn giận dữ, hơi thở dồn dập, mất bình
tĩnh, xáo trộn, không kiểm soát được tâm trí. Thân thể bạn run lên.
Hình như bạn không còn
đứng vững. Trạng thái phá hoại xuất hiện xâm chiếm, lấn áp hơi thở làm bạn có cảm
giác tức nghẹn, không còn hơi để thở.
Bạn muốn bùng nổ, đập
phá. Cơn lốc phá hoại xâm nhập bạn, bạn muốn đổ vỡ, thèm khát đổ vỡ. Bản năng
phá hoại thức dậy khiến bạn đòi hỏi sự vỡ vụn, vỡ tan. Bạn muốn chứng kiến những
đổ nát, bạn muốn hủy diệt cả thế giới, muốn thế giới này phải nổ tung.
Thế là bạn tung hê tất
cả mọi thứ cho đến khi cơn thịnh nộ tan biến, bạn lại chuyển qua trạng thái
khác. Trạng thái của mặc cảm, của hối hận. Nhưng không bao giờ bạn bắt được trạng
thái trước đó và sau đó.
Khi cơn giận lui đi và
tan biến, hơi thở bạn thay đổi, lượng máu thay đổi. Sự vận hành và nhịp tim
thay đổi, hoá chất khác được lệnh từ trung tâm vỏ não tiết ra chuyển vận trong
cơ thể bạn. Toàn bộ hệ thống tuyến mạch thay đổi. Bạn thay đổi chuyển động qua
trạng thái khác. Lúc này bạn là con người khác.
Nếu như lúc nổi giận, bạn
trong trạng thái quỷ dữ thì bây giờ có thể, bạn trong trạng thái của thiên thần.
Bạn sẵn sàng cho đi, sẵn sàng tạo dựng, vun xới để che lấp, để trấn an mặc cảm
tội lỗi. Giống như chiếc xe chưa vận hành, cho nổ máy nhưng không chuyển vận hộp
số. Nó đang trong trạng thái chuyển động tự tĩnh, vận hành trong yên nghỉ, bất
động. Bất ngờ bạn đạp ga, chiếc xe giật lên, rung chuyển nhưng bất động. Nó vận
hành trong bất động. Bộ máy đang được đốt nóng để chuẩn bị trạng thái vận hành
chuyển động, nhưng chưa chuyển động. Ðó là lí do tại sao bạn bị bốc cháy, bốc lửa,
bị thiêu đốt.
Trong tư thế bất động,
bạn bị tê liệt khi cơn giận thiêu đốt. Bạn rơi vào trạng thái bất động hoàn
toàn để chuẩn bị chuyển hướng. Máy móc dễ nổ, dễ vận hành, nhưng thường xuyên
phải vận hành nếu không nó sẽ bị hỏng.
Bạn là một cỗ máy.
Ðương nhiên, tuy không phải về kỹ thuật cơ khí nhưng có lẽ còn tinh vi hơn thế
nữa. Nó vẫn thường xuyên vận hành. Vì thế trong một ngày bạn có biết bao nhiêu
trạng thái. Ðiều này phải được nhận thấy nếu bạn chịu khó tìm hiểu. Khi đi vào
một trạng thái. Tất cả đều thay đổi từ bên trong, bạn đang chuyển hướng. Khi
thay đổi, có nghĩa một trạng thái khác đang vận hành.
Chúng ta thường không
ít khẩn trương; không biết chú ý, tập trung. Tâm thức ta nhảy từ chủ đề này
sang chủ đề khác. Ðó là di sản của nhân loại, cái di sản thủy tổ loài khỉ của
chúng ta còn lưu lại.
Bộ não con người là sự
tiến hoá của bộ não loài khỉ vượn, nó không thể đứng yên. Có lẽ vì thế mà Ðức
Phật đã nhấn mạnh vào tư thế bất động để ngăn chặn tâm thức khỉ này phát triển.
Nhật Bản có Thiền
Za-Zen nghĩa là ngồi bất động. Không làm gì cả, ngưng tất cả mọi cử động, phải
giữ sự bất động như một pho tượng. Nhưng không nhất thiết phải ngồi như vậy
trong nhiều năm trời. Chúng ta không cần điều đó.
Nếu bạn quan sát được sự
biến đổi của hơi thở không thông qua động chuyển của tâm thức, không có sự can
thiệp của tâm tưởng tức là bạn đã đột nhập vào bạn và vào cái bên ngoài bạn. Bạn
đương nhiên ở trong trạng thái vận hành của bản thể ngoài biên giới tâm thức nhị
nguyên.
Khi hơi thở chuyển hướng
bạn không nên theo đuổi nó. Chỉ cần trong chốc lát, trong khoảnh khắc sẽ dễ
dàng cho bạn đi đến trạng thái nhận biết bạn là gì, bạn là ai, sự sanh khởi bắt
nguồn từ đâu, đó là cái gì, ai là chủ nhân của thân xác này, tôi là sự chuyển động
của nguyên tắc vận hành như một cỗ máy hay còn có điều gì khác hơn nữa điều khiển
sự vận hành này.
Trong chuyển hướng,
Shiva nói Tỉnh thức của sự chuyển hướng là thực tại bạn trở nên bất diệt. Mỗi vật
trong vũ trụ hiện hữu nơi bạn. Mỗi vật nơi bạn hiện hữu trong vũ trụ. Một
nguyên tử bao hàm tất cả yếu tố của địa cầu. Một giọt nước chứa toàn thể bí mật
của đại dương. Mỗi vận hành Tâm linh cuốn theo tất cả mọi định luật của sự sống.
Kỹ thuật thứ ba
Quan sát chú ý điểm hài
hoà hợp nhất của hai hơi thở.
Bất cứ khi nào hơi thở,
hít vào, thở ra quyện vào nhau, bạn rơi vào cảm giác mất trọng lượng, mất khí lực.
Chính lúc này toàn thể trung tâm lực được năng lượng bao phủ.
Khi hơi thở ngưng đọng
bạn sẽ chạm vào trung tâm lực. Ðiểm giao lưu giữa thở ra và hít vào, Ðiểm Toàn
Giác.
Năng lượng chúng ta thường
phân tán và chia sẻ với ngoại biên. Thân thể là ngoại biên, là viền chung
quanh (ngoại thể). Chúng ta biết về thân vật lý, biết ngoại vi, về
giới hạn, về chung quanh nhưng chúng ta chưa bao giờ biết điểm trung tâm ở đâu.
Khi hai hơi thở quyện
vào nhau chúng đã trở thành một. Bạn không thể khẳng định đâu là hơi thở vào,
đâu là hơi thở ra và rất khó khăn để phân biệt rõ ranh giới hay xác định hơi thở
nào là thở ra, hơi thở nào là hít vào.
Khi hơi thở hài hoà, thấm
sâu, trộn lẫn vào nhau; đấy chính là lúc chuyển động hình thành. Ðó là điểm trọng
yếu ngay trong sự hài hoà hai hơi thở. Hơi thở là điện tỉnh (trung
tính). Hơi thở vào ra là năng lượng hoạt động. Hoạt động khi hơi thở vào,
ra. Hơi thở ngưng bặt, không hoạt động, bạn đang ở gần trung tâm.
Shiva nói: Hãy chú ý
vào sự biến đổi tâm thức, bạn sẽ Giác Ngộ. Hay nói một cách khác, khi hơi thở
vào và ra quyện làm một, tại đây không còn năng lượng vì lúc đó năng lượng xuất
hiện ở trung tâm. Khi không khí đi vào, nó đi đâu? Ði về trung tâm. Khi nó ra
nó, ra đâu? Ra khỏi trung tâm. Ðiểm hài hòa của hơi thở vào ra, là trung tâm.
Khi hơi thở vào, nó đi
về đâu? Di chuyển đến trung tâm, chạm đến chiều sâu của trung tâm. Khi hơi thở
ra, nó đi đâu? Hoạt động từ trung tâm, trung tâm của bạn là nơi nó chạm tới và
tỏa ra ngoại biên.
Thiền Taoist và Zen
nói: Ðầu, não, tâm trí không phải là trung tâm. Chính cái rún. Cái rún mới là
nơi trung tâm lực, vận hành. Cái rún là Trung tâm chứ không phải đầu. Ðó là cây
cầu nối tiếp giữa bạn và thân Vật lý. Có thể bạn biết về thân Vật lý, nhưng bạn
chưa hề biết về trung tâm lực. Khi hơi thở bạn nhịp nhàng trôi chảy nó di chuyển
đến trung tâm lực và tỏa ra. Nhưng trên thực tế, không bao giờ chúng ta hô hấp
trọn vẹn hơi thở. Do đó, trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta không thể nào rơi
trọn vẹn vào trung tâm lực. Ðó là lý do chúng ta thường cảm thấy hụt hẫng, bất
an, dao động, và dễ bị ngoại cảnh chi phối. Chẳng qua tất cả mọi cảm xúc
đã rời khỏi trung tâm lực.
Hãy nhìn một đứa trẻ ngủ,
quan sát hơi thở của nó. Hơi vào bụng phình lên, lồng ngực bất động. Trẻ em lúc
nào cũng ở ngay trung tâm cho nên chúng thật hạnh phúc, thật hồn nhiên, linh hoạt,
tràn đầy nhựa sống bởi vì lúc nào chúng cũng sống trong hiện tại. Tâm tưởng
chúng không lệ thuộc vào quá khứ hay tương lai.
Khi hơi thở bạn chạm đến
trung tâm. Hành động của bạn trở nên hoàn hảo.
Quan sát đứa bé, hãy
nhìn hơi thở của nó khi ngủ. Hơi thở ra bụng xẹp xuống, lồng ngực không thay đổi,
không bị ảnh hưởng, không một trạng thái biến chuyển nào. Có nghĩa, nó sử dụng
hơi thở qua lổ rún không cần hoạt động buồng phổi.
Nó đang sử dụng tính
năng của lổ rún một cách hoàn hảo tự nhiên, không chủ động, không thụ động. Nó
không cần biết, phải thở như thế nào. Ðó là tại sao những đứa trẻ lúc nào
cũng sống trong trạng thái cân bằng chính nó; lúc nào cũng sống trong niềm vui,
hạnh phúc đầy sức sống và ngập tràn năng lượng.
Hình như nó không bao
giờ biết mệt mỏi, phiền muộn như người lớn. Nguồn năng lượng lúc nào cũng tuôn
chảy, miên man, miên man. Nó không ngừng tiếp xúc, với những vật thể gần nhất
không phân chia, không phân rẽ trong bản thể, từ thấp đến cao, từ vật nhỏ đến vật
lớn. Tất cả đều như nhau trong giây phút này, khoảnh khắc bây giờ, khoảnh khắc
mà quá khứ, vị lai không có cơ hội hiện diện, không có cơ hội tồn tại trong cái
Bây giờ.
Khi đứa trẻ giận, toàn
bộ nguồn năng lượng giận dữ vận hành trong nó. Nó trở thành trạng thái Phẫn nộ,
nó phẫn nộ thực sự.
Nhưng sự giận dữ của nó
mang một vẻ đẹp, vẻ đẹp của toàn bộ năng lượng giận dữ lộ diện; biểu hiện sự trọn
vẹn và hoàn hão, mà trọn vẹn thì luôn luôn tuyệt vời.
Chúng ta thì không thể
nào, không thể nào biểu lộ cái đẹp trong sự giận dữ. Tuy rằng chúng ta đã từng
sống trong trạng thái ấy ở quá khứ nhưng không thể nào chúng ta giận mà đẹp.
Chúng ta trở nên xấu xí
vì không thể trọn vẹn mà nó chỉ là những mãng vỡ vụn, những vỡ nát của một phần
tổng thể. Chúng ta đã trang bị cho mình những tri thức, đồng hoá mình với tri
thức và giờ đây, lẫn lộn giữa tri thức với bản thể, bản thể và thực tại.
Nên lúc nào chúng ta
cũng tự bảo vệ tri thức bản ngã, lúc nào cũng bám chặt lấy bản ngã, chấp nhận
những phù phiếm là thực tại, tìm khoái lạc trong đau khổ như những con phù du
lao vào ngọn lửa. Nhận sự hào nhoáng của hư danh vay mượn làm cứu cánh để thoả
mãn cái hư vọng của bản năng; thế thì làm sao mà không xấu xí.
Thử hình dung bạn đứng
trước tấm gương trong trạng thái cực điểm thoả mãn. Hãy can đảm nhìn, hãy can đảm
đối diện với chính mình. Ðừng thăng hoa, đừng tán tụng bằng những lời hoa mỹ, đừng
che đậy mà hãy trần trụi nhìn. Nhìn thẳng vào cái trần trụi của thoả mãn, chúng
ta chợt phát hiện mình quả thật là đáng chán, đáng kinh tỡm! Bạn nhận thấy hình
như có một con vật đang hình thành bên trong, còn tình yêu chỉ là một lớp hoá
trang, ngụy trang cho các thế lực hoạt động trong bóng tối. Gương mặt của Tình
yêu mà lại như thế sao? Quả thật là kinh dị!
Có lẽ vì trong tình yêu
chúng ta xây dựng trên nền tảng tư hữu, của những xung đột, ganh tị, chiếm đoạt,
đố kỵ, đối nghịch. Có phải chăng cái mà chúng ta cho là Tình yêu không thực sự
là tình yêu.
Nó chỉ là chiếc mặt nạ,
là ngược lại, là đối lập với chính nó, là bản ngã, là tính dục, là thỏa mãn những
khát vọng. Trong chúng ta, còn ẩn chứa một cái gì đó? Nỗi sợ hãi căn để chăng?
Có lẽ chính vì sợ hãi đã làm chúng ta tưởng chừng mình lúc nào sống trong trạng
thái cô đơn không thể có một sự cảm thông nào, cho dù nhỏ nhoi.
Tuyệt vọng trong cô
đơn, bạn linh cảm bị cả thế giới bỏ rơi trong đơn độc. Vì sợ hãi đơn độc nên
bám víu vào bất cứ đối tượng nào có thể và vội vàng khoác cho nó lớp vỏ tình
yêu.
Chính vì cô đơn mà tình
yêu không còn nữa. Cái thiêng liêng của Tình yêu bị hủy diệt. Nỗi sợ hãi đã làm
chúng ta trở nên hoang dã. Thế nên, cái mà chúng ta cho đi thật tẻ nhạt, ray rứt,
buồn chán và đau khổ.
Tình yêu phải là một trạng
thái vô cùng thiêng liêng và trọn vẹn trong sự chia sẻ. Yêu thương chỉ để yêu
thương trong cái đẹp mênh mông không bến bờ. Tình yêu có nghĩa không là gì cả.
Không một động lực tác động, không động cơ thúc đẩy. Chỉ là cái đơn thuần giản
dị của trạng thái chia sẻ toàn diện.
Ðứa bé giận dữ, xem chừng
hung bạo. Nhưng đó là nó đang thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của bản thể. Hoàn toàn
thực, hiển lộ trọn vẹn cái thực, khuôn mặt nó trở nên rực rỡ, sáng chói trong
cái đẹp nguyên thủy.
Nó tồn tại ngay tại đó,
tức thì, bây giờ. Sự giận dữ không liên quan tới dĩ vãng hoặc tương lai, không
liên quan tới nền hòa bình thế giới. Không ảnh hưởng hay tác động đến bất cứ
ai, không liên quan tới cái chúng ta gọi là chung quanh. Không tính toán, không
thiệt hơn, không suy tính, tư duy, so lường.
Chỉ là giận. Giận có
nghĩa là Giận. Thế thôi! Có nghĩa quả tạo thành nhưng không hệ lụy phát sinh. Nếu
bạn chia chẻ cuộc sống thành từng mảng vụn, chính bạn tự loại mình, tự mình ra
khỏi nhịp sống vận hành. Tất cả tư duy và hành động trở nên hạn hẹp, tự tạo cho
mình cái rào chắn giữa ta và thực tại.
Nếu toàn bộ năng lượng
bị phân chia, bạn tạo thành cuộc chiến để nó chống lại chính nó. Toàn bộ sẽ
tiêu tan trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Khi bạn sợ hãi bạn
không thể thở sâu và dài, hơi thở trở thành ngắn và đứt đoạn. Cho nên cuộc sống
chúng ta bỗng dưng ngắn ngủi, buồn chán và tẻ nhạt. Hơi thở ngắn, tượng trưng
cho cuộc sống ngắn, tượng trưng cho sự phân biệt thực tế với lý tưởng, thân phận
với bản thể, vật chất với tâm linh.
Nếu hơi thở sâu dài đến
tận cùng cốt lõi của trung tâm, đó là bạn đã sống trong cái toàn thể. Cuộc sống
là một nguồn năng lượng tuôn chảy, chan chứa, tràn đầy. Sự sống toàn thể chỉ có
một, không chia cắt, đừng nên chia cắt. Thật ra cũng không dễ dàng cho lắm vì bạn
không thể làm người chồng hay vợ, trọn nghĩa.
Khi cuộc sống bạn đã là
Tình yêu bất diệt, là sự dâng tràn của triều cường, là cực tiểu của triều nhược,
là sinh khí toả khắp những nơi hiu quạnh, đau khổ, hay úa tàn.
Sự sống không cân nhắc,
không tính toán, đo lường. Không một chương trình cài đặt hay theo một nguyên tắc,
một tiêu chuẩn nào. Nếu cuộc sống rực rỡ, huyền diệu, nhẹ nhàng, tình yêu
sẽ nở hoa, là áng mây lang thang giữa bầu trời tận hưởng mỗi khoảnh khắc từ
chân lý ban cho.
Bạn không thể chia sẻ bất
cứ tình cảm nào? Lang thang như đám mây trắng bồng bềnh, bồng bềnh... ở tất
cả mọi nơi. Không dành cho bất cứ một khung trời nào riêng biệt. Bạn không thể
thể hiện được cái riêng tư; có nghĩa, bạn chia sẻ nhưng khôngthể chia sẻ cho bất
kỳ một ai. Bạn không của riêng ai, cũng không phải của tất cả.
Mây có thể bay khắp mọi
nơi nhưng không nơi nào đi đến, không định sẵn hướng bay. Không lên lịch bay
nhưng không nơi nào không có mặt. Tồn tại tất cả mọi chiều trong không gian vô
tận nhưng lại không có nơi trú ẩn. Chúng ta đã hoà tan trong cái bao la, tràn đầy
của nguyên thủy.
Khi sự sợ hãi tiến gần
đến cái chết, chúng ta cần có một bảo đảm. Một thứ bảo hiểm nhân thọ cho sự an
toàn. Bạn phòng chống, giữ gìn, bạn cảm thấy tất cả mọi việc cần nằm trong sự
kiểm soát.
Chúng ta thành lập ủy
ban bảo vệ hoà bình, bảo vệ sự sống còn cho toàn thể nhân loại nhưng thực ra chỉ
vì sợ hãi cho sự tồn tại của chính mình. Vì nó quá mong manh bạn bắt đầu kềm
hãm, đè nén, vây bọc, tạo áp lực. Bạn muốn thành chủ nhân để có thể kiểm soát tất
cả mọi sự. Nhưng bảo vệ, vây bọc ... không bao giờ là sự rộng mở toàn diện, nó
chỉ mở rộng phạm vi trong một giới hạn nào đó và điều quan trọng là nó giới hạn
luôn cả nguồn năng lượng trong chính chúng ta.
Cánh cửa đã không thể mở
rộng mà chúng ta còn đóng lại, đóng kín sự tự do vào khuôn khổ, giam hãm mây trời
vào không gian hẹp. Giam hãm cánh chim vào chiếc lồng son. Bây giờ chim đã bay
vào lồng son. Tiếng chim hót trong chiếc lồng vàng có còn vút cao trên đỉnh núi
giữa đêm trăng tròn không, hỡi sơn ca?
Bertrand Russell nói:
Tôi yêu nền văn minh, yêu sự khai hoá nhưng nếu chúng ta đạt đến sự tiến hoá vĩ
đại thì phải trả một giá rất đắt.Bạn không thể hát ca bên đường, không thể nhảy
múa bởi vì bạn không chạm đến trung tâm lực. Nhưng trong một dịp nào đó đi dạo
trên đồi, hít một hơi thật sâu, bạn đang đơn độc giữa bầu trời (bầu trời thì
không bao giờ giam hãm bạn); không gian tuy trống vắng nhưng sự trống vắng lại
dang rộng đôi tay đón chào. Bạn hiện hữu trong bầu trời, bầu trời hiện hữu
trong bạn, bạn hiện hữu trong cái bao la vô giới hạn. Chợt vô tình trong hơi thở
sâu lắng, bạn cảm nhận trạng thái của hơi thở xúc chạm vào trung tâm lực. Sự rỗng
rang, hỷ lạc, ngập tràn hạnh phúc thức dậy trong bạn. Thế rồi bạn đắm chìm
trong cái không thời gian. Thời gian trôi qua. Ừ! thì nó cứ trôi không còn cần
thiết. Không cần thiết để cảm nhận 1, 2, hoặc bao nhiêu nữa giờ khắc trôi qua.
Bạn vẫn còn đó nhưng thời
gian không còn nữa, không gian không còn nữa, ngọn đồi không còn nữa, cho đến
khi sự sợ hãi căn để tái chuyển động, bạn lại tiếp tục hành vận trong lo lắng,
tiếp tục suy tính, lập kế hoạch, lên chương trình để khi quay lại thành phố trạng
thái rung động đầu đời không còn trong bạn nữa. Cái bất ngờ đã xảy ra bởi vì chúng
ta thay đổi.
Sự thay đổi môi trường,
chuyển đổi không gian tạo điều kiện cho tâm thức chuyển hướng. Trong môi trường
mới, bạn không thở như cũ; trong khoảng khắc, hơi thở đến với bạn hoàn toàn mới
lạ. Hơi thở đột nhiên chạm vào trung tâm lực và bạn trở về lại trạng thái hạnh
phúc và thoải mái của thuở hồn nhiên.
Shiva nói:Bạn là mỗi
khoảnh khắc chạm đến phần trung tâm lực. Bạn không chạm đến được trung tâm lực,
bạn không thể tiếp xúc với hơi thở. Hít một hơi thở chậm và sâu, giao cảm phần
trung tâm không phải ở buồng phổi và đó là bí quyết.
Nếu hơi thở sâu vào phần
trung tâm lỗ rún sẽ tái tạo năng lượng kích hoạt đến trung tâm tính dục. Trung
tâm tính dục hoạt động mạnh hơn, sống động hơn.Trong nền khai hóa văn minh, vị
trí số hai phải thuộc về năng lượng dục. Hãy ngắm nhìn những đứa trẻ. Lần đầu
tiên khi nó sờ đến bộ phận tính dục, nó được nhắc nhở rằng đừng chạm vào đấy. Nếu
chúng ta quan sát hơi thở nó bắt đầu dứt đoạn, động tác dừng lại lập tức. Như
thế có nghĩa không phải là hành động mà chính hơi thở tiếp xúc phần trung tâm
tính dục. Nếu hơi thở vẫn tiếp tục thì quả khó ngừng hoạt động của bàn tay.
Trên cơ bản, sự cần thiết là hơi thở chuyển đổi hành động dừng lại. Khi ấy, hơi
thở không còn hướng về trung tâm tính dục.
Shiva dùng những từ rất
đối lập: Tràn đầy năng lượng. Không có năng lượng. Không có năng lượng vì thân
xác, tâm trí bạn không thể sản xuất. Năng lượng thân xác và tâm trí không
cùng hiện diện. Vì thế chúng ta ngày càng xa rời chân lý.
Tràn đầy năng lượng là
năng lượng xuất phát từ vũ trụ năng lượng. Không phải là năng lượng tạo thành từ
thân Vật lý. Năng lượng của thân Vật lý chỉ là quá trình đốt cháy nhiên liệu vật
chất để tạo hoạt động hữu vi. Tất cả thức ăn vật uống là những nhiên liệu cung
cấp cho năng lượng hoạt động. Nếu không cung cấp chất liệu qua hình thức ăn, uống
tức thì thân vật lý từ chối hoạt động.
Ðó cũng là một hình thức
của sự phản đối, lên tiếng để được cung cấp nhiên liệu chế biến cho năng lượng
hoạt động. Nếu không được cung cấp sẽ dẫn đến sự bất hợp tác của thân vật lý và
nó chết! Tiến trình này có thể kéo dài một vài tháng tùy theo sự tích trữ sẵn
nhiên liệu của thân.
Trung tâm lực không tiếp
nhận năng lượng từ thức ăn, uống mà do nguồn cung cấp của vũ trụ. Trung tâm lực
không dùng nhiên liệu vật chất làm năng lượng. Nó không tùy thuộc vào bất kỳ thực
phẩm nào chúng ta cung cấp cho thân Vật lý. Nguồn của nó là năng lượng vũ trụ.
Nguồn năng lượng vô cùng tận cung cấp cho sự vận hành vũ trụ toàn thể.
Trong khoảnh khắc bạn cảm
nhận trung tâm lực, một điểm trong hơi thở ra, thở vào, tại điểm đó là trung
tâm của sự hài hòa điều vận tiến trình hơi thở. Nếu bạn biết điều này, sự tỉnh
thức sẽ đến với bạn.
Kỹ thuật thứ tư
Những ai là người thuần
thục?
Kỹ thuật này khó khăn
cho bạn; bạn không thể thực hành nó nhưng bạn có thể cảm nhận. Làm theo kỹ thuật
này bạn sẽ ngừng thở. Nếu bạn đang hít vào bạn sẽ ngạt hơi. Nếu bạn thở ra thì
bạn hết hơi bạn không thể thở. Tất cả đều ngưng nghỉ và hoàn toàn lịm. Ngay khoảng
lắng đọng này, bản ngã tan biến.
Tiểu ngã rất cần trong
sinh hoạt. Tiểu ngã chính là dòng điện sinh hoạt. Nhưng khi nguy cấp, dòng điện
tự cắt đứt. Trong lúc quẩn bách bạn không nhớ gì cả. Nghề nghiệp của bạn, danh
tánh, trương mục, danh tiếng, quyền lực của bạn, tất cả đều tan thành mây
khói.
Một chiếc xe đang hướng
về bạn; chỉ một giây thôi bạn sẽ chết. Tại trong khoảnh khắc đó, dòng điện bị cắt
đứt. Tất cả đều dừng lại. Lúc này đây, có một khoảng lắng, khoảng lắng này, vẫn
xảy ra ngay cả người không thuần thục.
Ðột nhiên hơi thở ngưng
hoạt động. Hơi thở vắng bặt, trong cái vắng lặng, hơi thở tự dừng lại bất động.
Nếu nhận biết ngay giây phút đó, có thể bạn sẽ đạt mục đích. Khi hơi thở là thở
ra toàn diện và dừng lại trong chính nó, hay hít vào lắng sâu hoàn toàn trong
cái dừng lại của chính nó, đó là khoảng vắng lặng của vũ trụ. Ngã tan biến và đối
với người không thuần khiết, quả thật rất khó trong kinh nghiệm này.
Shiva nói: Kỹ thuật này
không khó mà chỉ khó cho người không thuần khiết.
Ai là người thuần khiết?
Rất khó để phân tích được điều này. Ðây là điều mà ngôn ngữ gần như không thể
diễn đạt được nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được.
Thỉnh thoảng trong khi
lái xe, bất chợt linh tính của bạn báo sẽ có tai nạn. Bạn cảm nhận tai nạn sắp
sửa xảy ra. Hơi thở bạn dừng lại, nếu đang thở ra nó giữ yên trong trạng thái
bên ngoài.
Nếu như hơi thở đang
hít vào nó sẽ giữ nguyên trạng thái bên trong. Tim bạn sẽ ngừng đập giống như
trong tình trạng khẩn cấp. Bạn cảm nhận không còn đủ lượng oxygen để thở, tất cả
sẽ ngừng hoạt động. Bạn sẽ chết? Bạn cảm thấy mình không còn gắn liền với thân
thể.
Nó hình như đang tách rời
thân thể, hình như nó không còn tồn tại. Nó tan biến. Thân thể bạn tan biến, dường
như một sự trống rỗng. Bạn là thân trống rỗng. Ngay khoảnh khắc này, bản ngã
tan biến. Nếu ý thức từng diễn tiến của mỗi giai đoạn, bạn sẽ đạt được kết quả.
Những thiền gia Nhật Bản
thường xuyên sử dụng kỹ thuật này. Nếu không hiểu bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ, vô lý,
bí mật và ngộ nghĩnh. Ông thầy đuổi trò ra khỏi nhà hay đột nhiên đánh học trò
không kèn không trống.
Thử tưởng tượng. Bạn ngồi
kế ông thầy bạn đang nói chuyện và bỗng nhiên ông vụt đánh bạn. Ðể tạo nên khoảng
lặng? Nếu có sự phản kháng, phân tích, tìm hiểu trong tâm trí. Tại sao? Hành động
này vì lý do gì, có ý nghĩa gì? Chắc chắn khoảng lặng không thể xảy ra. Nếu biết
lý do vì sao đánh thì không thể tạo nên khoảng lặng.
Nếu bạn lừa ông thầy và
ông đánh bạn, như thế là có mối liên hệ nhân quả. Tâm bạn hiểu và tức khắc nhận
ra vì sao. Vì tôi gạt ông nên bị đánh, nó phải xảy ra như thế. Tâm thức bạn chờ
đợi mối liên hệ nhân quả mà chờ đợi hay chuẩn bị thì không có sự ngạc nhiên.
Ðối với thiền sư Nhật,
ông không đánh bạn khi ông bị lừa, có thể ông chỉ cười. Trong trường hợp này,
cái cười có thể tạo ra khoảng lặng? Bạn đánh lừa. Bạn nói quàng nói xiên và chờ
đợi cơn lôi đình của ông. Thật ra lúc này có thể ông cười hoặc nhảy múa và bạn
rơi vào ngạc nhiên.
Nên nhớ. Thầy không trừng
phạt vì bạn gạt ông, có thể ông sẽ phá lên cười. Ðó cũng là một sáng tạo khoảng
lặng để tạo lập sự dừng dứt trong tâm thức. Thật vậy, đến lúc nào đó, sự mong
mõi, chờ đợi từ lâu đã hình thành trong tâm trí cho nên giữa thầy và trò không
còn khoảng cách. Những yếu tố hóa thành đã đầy đủ (đầy đủ nhân duyên).
Vì thế, khi bạn nói những
điều vô lễ, đơm đặt những điều phi lý và bạn mong chờ sự phẫn nộ. Chờ đợi một sự
trừng phạt. Kết quả lại xảy ra ngược lại. Một phản ứng xuất hiện ngoài kiến thức,
ngoài dự kiến.
Cái reo, cười nhảy múa
là hành động bất chợt mang tính chất thiêng liêng. Chỉ để sáng tạo, sáng tạo sự
dừng lại. Hệ quả của ngạc nhiên có thể tạo khoảng lắng. Vì bạn không hiểu gì cả,
lúc đó tâm thức ngưng hoạt động và khi tâm thức ngưng hoạt động ta cũng ngưng
thở. Tất cả đều đúng cả 2 chiều. Nếu ngừng thở thì cũng ngừng tư duy. Tâm thức
ngưng hoạt động thì hơi thở cũng ngưng theo.
Vô số giai thoại kể rằng
học trò đạt đến trạng thái tĩnh lặng vì thầy của họ đột nhiên đánh họ. Có nhiều
câu chuyện nói đến vấn đề này. Nói đến nhiều người đã đạt đến sự thật chỉ qua
hành động hay qua những câu hỏi của vị thầy tâm thức.
Chúng ta không thể nào
hiểu được, chúng ta ngạc nhiên, hoàn toàn ngạc nhiên. Ngạc nhiên một cách toàn
diện vì nó không thể lý luận không thể hiểu. Cho nên khi tri thức dừng dứt nghĩ
tưởng tâm thức ngừng hoạt động và hơi thở dừng lại. Hay nói một cách khác Nếu
hơi thở dừng, Tâm thức dừng. Nếu Tâm thức dừng, hơi thở dừng.
Thử hình dung bạn ngưỡng
mộ thầy, bạn cảm thấy thơ thới, hân hoan. Bạn đang thưởng thức ông thầy. Bạn
nghĩ lúc này thầy đang hài lòng về mình đây. Hay nói đúng hơn bạn đang thoả mãn
đang tự bằng lòng với mình. Khi bạn mãi lang thang trong những nghĩ tưởng như
thế, bỗng dưng ông cầm gậy và bổ lên đầu bạn không thương xót. Bạn không hiểu
gì cả, tâm thức ngưng đọng. Có một khoảng lắng, khoảnh khắc tuyệt diệu xuất hiện.
Nếu bạn hiểu biết kỹ
thuật này, có thể bạn sẽ đạt đến giây phút tuyệt diệu. Nếu hiểu kỹ thuật này bạn
bắt gặp cái Ngã của bạn. Nếu không hiểu những giai thoại này, bạn thấy nó khôi
hài.
Làm thế nào đạt được Phật
tính chỉ vì bị đánh hoặc bị quăng khỏi cửa? Nếu bạn không hiểu bạn không thể đạt
được nhưng nếu bạn hiểu cách vận hành của kỹ thuật thì bạn cũng dễ dàng hiểu những
giai thoại trên.
Ngay cả khi có người giết
bạn, bạn chết mà không thể đi đến sự sáng tỏ. Nhưng nếu bạn hiểu tường tận rõ
ràng kỹ thuật nó sẽ là trợ thủ, là phương tiện giúp bạn dễ dàng thấu suốt vấn đề.
Tâm thức muốn hoạt động
thì cần thở. Tâm thức hoạt động nhanh cần thở nhanh. Vì vậy, khi bạn giận dữ
hơi thở bạn dồn dập. Nếu tâm thức bạn thuần thục nghĩa là bạn không còn dục vọng,
không đam mê, không tìm kiếm hay chờ đợi bất cứ điều gì.
Thiền tông đặt nền tảng
trên kỹ thuật thứ tư của Shiva và thật là đau khổ; ngày nay, phải du nhập Thiền
tông từ Nhật Bản vì chúng ta đã đánh mất, chôn vùi toàn bộ truyền thống theo thời
gian. Chúng ta không còn biết đến nó nữa, chúng ta không còn biết gì về Thiền.
Từ 30 đến 40 năm nay; đặc
biệt ở phương Tây Thiền tông đã chiếm một vị trí khá quan trọng. Nó trở thành
mode thời thượng, nó trở nên một phong trào thịnh hành ở Nhật. Nhưng nếu bạn
không hiểu kỹ thuật, bạn sẽ không hiểu Thiền Tông.
Bạn có thể bắt chước
nhưng bắt chước không thể nào là trạng thái trải nghiệm. Những mô phỏng chỉ có
lượng chứ không thể có phẩm; ngược lại còn có thể nguy hiểm nữa là đằng khác.
Thế nên, những thực
nghiệm cần kinh qua, sống với nó, hết lòng với nó. Ứng dụng kỹ thuật trong sự
rõ biết và rồi... tất cả những điều gì bất ngờ khó tin cũng có thể tạo ra khoảng
lắng. Ðó là cho những người chưa thuần thục. Còn đối với những người thuần thục
thì vô ích, họ không cần đến những kỹ thuật bởi vì sự vắng lặng, cái tĩnh lặng
thường xuyên trong họ, khoảng lặng lúc nào cũng hiện hữu; họ thường trực trong
sự nghỉ ngơi của Tâm thức không tư lường mà vẫn đầy đủ nhận biết trong sự tĩnh
thức, trong Tâm thức thuần khiết, trong trạng thái hơi thở ngưng đọng và dừng lại
vì không còn cần thiết nữa.
Thuần thục khe khẽ,
ngây thơ thuần thục, đơn giản thuần thục trong tư thế ngồi và đột nhiên bạn
ngưng thở. Trên con đường này cái ngã tan biến và bạn gặp cái Chân ngã. Đó là
tinh túy.
Bạn phải hiểu tâm thức
thuần khiết nghĩa là không còn ham muốn hay tìm kiếm, hoặc chờ đợi bất cứ điều
gì. Khi tâm thức dừng lại, bản ngã không còn môi trường hoạt động. Thế thì bạn
đương nhiên hoà mình vào cái vô biên vì không còn gì có thể giam giữ bạn.
Trong chiếc lồng chật hẹp,
chim sơn ca đủ can đảm phá vỡ chiếc lồng son vào đêm trăng tròn, cất tiếng hót
trong ánh sáng vằng vặc, bay vút cao trong cái thẫm sâu của bầu trời vô cùng tận.
Nó đã là sự tự do.
Bản ngã không tồn tại,
bạn hoà vào vũ trụ. Bạn là vũ trụ, bạn là không gian thuần khiết không thể nhiễm
ô. Cũng có thể gọi là Vô trí, yên lặng thuần khiết không vấy bợn, sự sáng
trong, hay gì gì đi nữa bạn vẫn là chính bạn một cách trọn vẹn và hạnh phúc chỉ
là cái bóng của bạn.
Tâm thức chuyển động cần
sự vận hành của hơi thở và tâm thức tùy thuộc vào hơi thở. Khi bạn hoạt động
tính dục hay trong trạng thái phẫn nộ, nhịp tim sẽ đập nhanh và nhanh hơn. Ðó
là lí do tại sao trong Ayurveda, một dược phẩm lấy từ thảo mộc trong Y học cổ
truyền của Ấn độ nói rằng đời sống con người ngắn ngủi nếu tính dục bị lạm dụng.
Ðời sống của bạn đo lường bằng hơi thở. Hơi thở nhanh, cuộc sống rút ngắn.
Y khoa hiện đại chứng
minh ngược lại: Tính dục có nhiệm vụ kích thích làm cho máu lưu thông, giúp thư
giãn, tìm lại sự thoải mái, quân bình. Những người đè nén tính dục có thể gặp
nhiều trở ngại, có vấn đề, nhất là vấn đề về tim mạch.
Tất cả đều đúng. Y khoa
hiện đại có lý và Ayurveda cũng có lý tuy trên lý thuyết, có vẻ mâu thuẫn. Vì
Ayurveda được biết 5000 năm trước và con người đã sống vào thời kỳ đó họ làm việc
lao động chân tay. Do đó, không cần thiết làm cho cơ thể thư giãn hoặc sáng chế
những phương pháp giả tạo làm máu huyết lưu thông.
Văn minh hiện đại, thế
giới họ là tâm trí, là suy tưởng. Hình như lao động chân tay không thể tồn tại
hay phù hợp cho thế kỷ này nên tính dục trở thành môn lao động. Nó trở thành
môn thể thao, thể dục nhịp điệu, là... những hoạt động mà họ tin rằng có thể lấy
lại quân bình trong cuộc sống, hay thư giãn. Nên họ sử dụng toàn diện năng lượng
cho hoạt động tính dục để tim đập nhanh hơn, tuần hoàn máu tăng hơn. Cuộc đời
là chuỗi ngày căng thẳng trong công việc thế thì tại sao lại không cần thư giản.
Nhưng thật là vô nghĩa khi sáng tạo ra những phương tiện nhân tạo chỉ để kích
thích khí huyết lưu thông. Khi yêu hơi thở dồn dập, khi giận dữ thì hơi thở gia
tăng. Lúc yêu đầu óc chứa đầy dục vọng, ham muốn xác thịt thiếu tinh khiết.
Tâm thức thuần thục thì
không tham dục, không nguyện vọng, không hành động. Bạn không bị tương lai lôi
cuốn. Bạn đơn giản trong hiện tại như mặt nước hồ thu phẳng lặng. Vì vậy hơi thở
ngưng đọng vì tự thấy không cần thiết nữa.
Trên con đường, tiểu
ngã bỗng tan biến. Bạn đạt đến trạng thái nghỉ ngơi, hạnh phúc dang tay chào
đón trong hiện tại. Bạn hỷ lạc trong sự thuần khiết mênh mông và chợt nhận ra
cánh cửa lúc nào cũng rộng mở đón chào.
Bí ẩn thiêng liêng
không còn gì bí mật. Toàn bộ sự tồn tại được rót đầy những điều thiêng liêng.
Nhịp thở của bạn cũng linh thiêng. Lời ước nguyện đã trở thành hiện thực. Bạn
đang bước vào sự tột cùng của Chân, Thiện, Mỹ.
Theo tôi nghĩ, chúng ta
sẽ áp dụng kỹ thuật từ ngày hôm nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét